Mấy
ngày nay nhiều nơi trên đất nước Việt Nam rậm rịch, ráo riết, rộn rực tổ chức
NGÀY HỘI THƠ ĐƯỜNG. Mình vắt cả hai tay lên trán nghĩ mãi không ra vì sao người
Việt Nam lại tổ chức “Ngày hội thơ Đường”? Thắc mắc của mình bắt nguồn từ những
lý do sau:
1.
Thơ Đường (Đường Thi) là thơ của Trung Quốc do các nhà thơ đời Đường làm ra từ
thế kỷ VII – X (618 – 907). Phải công nhận là nó hay, trở thành tinh hoa văn
hóa và có ảnh hưởng đến nền thơ của nhiều nước trong khu vực. Thế nhưng có thấy
nước nào tổ chức hội hè gì đâu mà nước mình cứ nhăm nhăm “đến hẹn lại lên” Hội thơ
Đường?
2.
Vẫn biết thể thơ Đường luật đã được các thi nhân tiền bối Việt Nam vận dụng
sáng tạo, làm nên nền thi ca cổ điển với nhiều thành tựu, trở thành di sản văn
hóa của nước nhà, nhưng lịch sử phát triển của nền thơ Việt Nam đâu chỉ học tập
Đường thi, mà chính sự học tập sáng tạo thể thơ sonnet của phương Tây của các
thi sĩ đầu thế kỷ XX: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu Huy Cận, Chế Lan Viên,
Hàn Mặc Tử, Bích Khê,… đã đem lại cho nền thơ Việt Nam một gương mặt mới, một sức
sống mới. Nhưng nước ta cũng chưa bao giờ thấy cần thiết phải tổ chức ngày hội
thơ sonnet.
3.
Hiện vẫn còn một bộ phận người Việt Nam yêu thích và viết theo thể thơ Đường luật,
đó là quyền tự do sáng tác. Lối thơ xướng họa đang khá thịnh hành trong các câu
lạc bộ thơ, nhất là đối với những người làm thơ cao tuổi. Âu cũng là một nét đẹp
trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Nhưng có khi nào các vị tự hỏi, ai là người
khởi xướng cái ngày hội thơ Đường và với mục đích gì?
4.
Là người Việt Nam, tôi yêu thơ lục bát, một thể thơ truyền thống mang hồn cốt
và tâm thức Việt Nam, đã và đang tồn tại trong nền thơ ca dân tộc với một sức sống
mãnh liệt. Tôi luôn tự hỏi: Vì sao người Việt Nam lại tổ chức “Ngày hội thơ Đường”?
Đến bao giờ Việt Nam chính thức có NGÀY HỘI THƠ LỤC BÁT???
Tháng 3 năm 2013
Nhà thơ LÊ KHÁNH MAI
Nguồn:
www.nhavanvietnam.com
Gọi là " Ngày hội thơ Đường" là không đúng. Phải gọi là "NGÀY HỘI THƠ ĐƯỜNG LUẬT". Thêm 1 chữ "luật" là ý nghĩa khác hẳn.Từ "Thơ Đường" là chỉ nền thi ca thời Đường bên Trung Quốc. Còn từ 'Thơ Đường luật" là chỉ 1 thể loại thơ.
Trả lờiXóaThơ Đường luật tuy hình thành ở Trung Quốc nhưng từ hơn ngàn năm nay, khi sang Việt Nam, thơ Đường luật tìm được một mảnh đất cực kỳ màu mỡ nên đã phát triển rất rực rỡ. Người Việt Nam lúc đầu viết thơ Đường luật bằng chữ nho nhưng đọc theo âm Hán Việt chứ không đọc theo âm Trung Quốc. Sau này người Việt Nam làm thơ Đường luật bằng chữ Nôm hoàn toàn theo âm tiếng Việt (và bây giwof làm bằng chữ Quốc ngữ). Không phải là nguwif Việt Nam giỏi hơn người Trung Quốc, nhưng thơ Đường luật làm bằng tiếng Việt Nam hay hơn làm bằng tiếng Trung Quốc. Đơn giản vì tiếng Việt Nam giầu thanh điệu hơn tiếng Trung Quốc ( chuẩn âm Bắc Kinh) mà cái hay cả thơ Đường luật là dựa vào sự phân bố bằng trắc rất chặt chẽ. Ngay đến các tác giả người Trung Quốc, khi sang Việt Nam giao lưu, họ rất thích đọc bài thơ Đường luật của họ bằng ân Hán Việt ( đọc chữ nho theo âm Việt, thanh điệu phong phú) hơn là đọc bằng âm Bắc Kinh Trung Quốc.
Có thể nói THơ Đường luật Việ Nam là một di sản vô cùng quý báu của tổ tiên ta để lại. Chúng ta cần trân trọng và phát huy lên hơn nữa.
Bài sửa
Trả lờiXóaVÌ SAO CẢM MẾN
Vì sao cảm mến thơ Đường luật
Có lẽ thơm lừng hương của mật
Tứ ngọc lời hoa quyện thẫn thờ
Câu tình ý mộng chờ ngây ngất
Tô ngàn ước vọng dốc niềm say
Rót những đam mê trào sức bật
Biểu đạt tâm tư nghĩa nước nhà
Năm mươi sáu chữ làm hay nhất!
NGUYỄN XUÂN ĐÀO
14/8/2018