Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Chùm xướng họa: MỪNG CHÚA GIÁNG SINH



Bài xướng:
Vinh danh Chúa

Chúa chịu riêng mình mọi khổ đau
Cho dân tộc thoát phận chư hầu.
Khi lời thiện trí nào công nhận
Lúc tiếng lương tri để nguyện cầu.
Tham dục lên ngôi đày khắp cõi
U mê ngự trị cưỡi trên đầu.
Đóng đinh Thập Tự, Người cao cả
Cứu chuộc nhân loài hạnh phúc sau.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

Chùm xướng họa: MỘ ĐẠO YÊU THƠ

Chùa Anh Quang, Hải Bắc, Hải Hậu, Nam Định.

Bài xướng:
Mộ đạo yêu thơ

Cửa Phật bốn mùa ngát khói hương
Phép mầu quyến khách cả mười phương.
Chuông ngân ban sáng mang hồn Nước
Mõ giục chiều hôm chuyển ý Vương.
Điện pháp tín đồ nghe giảng đạo
Nhà tăng tu sỹ nhớ văn chương.
Yêu thơ mộ đạo khai tâm ám
Giáo lý ơn trên mở rộng trường.

ĐỐI NGẪU – Một vẻ đẹp đặc trưng, một biện pháp tu từ đặc sắc của thể thơ Đường Luật

Tôi được biết, người sáng tác thơ Đường Luật, khi bắt gặp một cảnh huống thơ, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong, người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (–), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông, nằm trong hình thức thơ Đường Luật.


Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu. Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trên như tung, câu dưới như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc. Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Chùm xướng họa: ĐI CÀY



Bài xướng:
Đi cày

Hừng đông vợ nhắc dậy đi cày
Muốn ngủ nhưng đành phải thức ngay.
Mọi bữa hăng say nào ngán việc
Bao hôm chẳng ngại chuyện hàng ngày.
Gò cao cỏ chỉ lưa thưa mọc
Ruộng trũng nước nôi lấp xấp đầy.
Tranh thủ kẻo không thì nhỡ việc
Miệt mài lui tới cứ hăng say!

Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017

Thơ đề tranh Đông Hồ: HỨNG DỪA



Vịnh tranh Hứng dừa

Ngỡ ngàng xem lại bức tranh xưa
Vợ hứng, chồng leo ánh mắt đưa.
Nàng ngửa mặt lên khoe trái cấm
Chàng khom lưng xuống thả chùm dừa.
Váy sồi xòe rộng – càn khôn hẹp
Chân ngọc xoạc ra – vũ trụ vừa.
Nhọn núm, tròn bầu vừa đẫy trái
Vườn quê thú ấy thỏa tình chưa?!

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Chùm thơ Đường Luật của Cao Thanh Quang


CAO THANH QUANG – Bút danh: Quang Cao
   Sinh ngày: 02/10/1967 – Điện thoại: 0122.807.5772
   Địa chỉ: 29 Trần Bình Trọng, Phường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu.

Tìm hiểu câu thơ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” của Đỗ Phủ trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong di chúc để lại, Bác Hồ có trích một câu thơ của Đỗ Phủ: “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”. Để nói với toàn dân khi Bác ra đi theo các cụ Các Mác, Lê Nin thì chớ có bất ngờ, đau thương quá!


Câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” thực chất là một lời than của Đỗ Phủ về tuổi đời khó đạt tới, nên phải tranh thủ vui đi, chớ có trái với đời. Bác Hồ thừa nhận cái quy luật nghiệt ngã của tuổi tác mà “Thi Thánh” đã phát hiện. Mình “Đã là lớp người xưa nay hiếm”, và còn khẳng định đã vượt qua được giới hạn ấy nhưng “Tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt”. Bác Hồ chỉ mượn cách nói của Đỗ Phủ, còn chiều hướng của tư duy thì khác hẳn, rất tích cực, hóm hỉnh. Đó là phong cách Bác. Đó cũng là lời động viên và muôn vàn tình thương yêu Bác để lại cho toàn dân tộc trước lúc Người đi xa.
Câu thơ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” được nhiều người thuộc, nhưng cũng rất ít người biết được xuất xứ câu thơ này từ đâu mà có, ở trong bài thơ nào của Đỗ Phủ. Qua đây, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về Đỗ Phủ, nguyên tác bài thơ và bản dịch để mọi người cùng hiểu: