Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Thụ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyễn Văn Thụ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Thơ Hoa Đăng – một bầu tâm sự đa chiều


Hôm ấy, tôi đang suy tư với tập bản thảo thơ Hoa Đăng đặt ở trên bàn, thì có anh bạn ào vào:
- Ui, đọc gì mà say sưa thế?
Tôi đáp:
- Có đọc thơ đâu, mà đang nghiên cứu tâm thế của một thiếu phụ… Vâng, một thiếu phụ xinh đẹp đã kết hôn, nhưng lại đang sống một cuộc sống của một người sương phụ với 2 cậu con trai tuấn tú, ngoan ngoãn, chu chí học hành; còn mình thì ung dung kinh doanh, tu thiền, học Anh văn và làm thơ…


Tập bản thảo này có gần 90 bài thơ, mà có tới 31 bài có nội dung thơ thiền, thơ kệ; phần còn lại là những bài viết theo cảm xúc tình đời…
Tôi thành thật xin lỗi Hoa Đăng. Tôi đã hé lộ đôi chút về đời riêng của chị. Tôi nghĩ, nếu không như vậy, thì tôi rất khó làm cho bạn đọc hiểu được thơ chị, thơ của một người phụ nữ tuổi mới có 40, mà sao chỉ thấy “an nhiên tự tại”, “vui với gió trăng”, “kinh cầu tâm nguyện”,

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Thơ Đường luật Việt Nam tập XIII ra mắt bạn đọc

Hôm 21-3-2018 nhân Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ XIII tại Hải Phòng, “Thơ Đường luật Việt Nam” tập XIII chính thức ra mắt bạn đọc. Xin giới thiệu nguyên văn bài viết “MẤY SUY NGHĨ TRƯỚC XU HƯỚNG ĐÒI ĐỔI MỚI LUẬT THƠ ĐƯỜNG” của Nguyễn Văn Thụ, Phó Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam thay lời tựa in trong tập thơ.


Trong giới chơi thơ luật Đường hiện nay, ở đâu đó, đã xuất hiện xu hướng đòi đổi mới luật thơ, vì cho rằng, luật gò bó đã làm chết ý thơ, làm xơ cứng hồn thơ... Xu hướng đòi đổi mới luật thơ Đường là đòi, làm thơ chỉ cần có ý, có tình, có hồn, có vần, có thất ngôn bát cú là được. Tức là phá niêm, phá luật, phá đối.  Xu hướng này viện dẫn lời giáo sư Nguyễn Khắc Phi: “Đấy, ngay như giáo sư Nguyễn Khắc Phi còn nói, thơ phá luật mới hay kia mà”.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

ĐỐI NGẪU – Một vẻ đẹp đặc trưng, một biện pháp tu từ đặc sắc của thể thơ Đường Luật

Tôi được biết, người sáng tác thơ Đường Luật, khi bắt gặp một cảnh huống thơ, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong, người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (–), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông, nằm trong hình thức thơ Đường Luật.


Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu. Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trên như tung, câu dưới như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc. Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.