Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ Đường Luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thơ Đường Luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

Ép



Thơ luật xin đừng ép chữ đau
Biết đâu... còn giữ mãi về sau.
Trời cao trên đó mây nghe tủi
Biển thẳm ngoài kia sóng cũng sầu.
Gắng gượng phận người thêm não ruột
Cưỡng gò duyên khách phải rơi châu.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Giữ chung vần



Giữ chung vần

Khoái ci Đường luật: đối, niêm, vần,...
Anh xướng chị gieo kết bạn thân.
Bảy chữ đá vàng nuôi mộng tấn
Tám câu suối ngọc ước tình xuân!
Nhà thơ khóm phố hòa câu “Vận”
Văn sĩ thôn làng trọng chữ “Chân”.

Thứ Năm, 21 tháng 3, 2019

"Thơ Đường luật với thành phố biển dầu" chính thức tới tay bạn đọc

Ngày 21-3-2019, trong khuôn khổ chương trình giao lưu thơ ca chào mừng “Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam” lần thứ XIV tại thành phố Bà Rịa, Chi hội thơ Đường luật thành phố Vũng Tàu đã tổ chức “ra mắt” bạn đọc tập thơ “THƠ ĐƯỜNG LUẬT với THÀNH PHỐ BIỂN DẦU”.

Một số hình ảnh chúng tôi ghi lại trong ngày tập thơ chính thức tới tay các thi sĩ và bạn đọc cả nước:

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

Xướng họa: THƠ ĐƯỜNG LUẬT



Bài xướng:
Thơ Đường luật

Thơ Đường luật cứng queo
Từ ngữ khó mà gieo.
Ngắt nhịp chồi sâu bám
Bôi vần gốc mối leo.
San bằng... ừ nhếch nhác
Đáp trắc... ứ lèo nhèo.

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Thơ Đường luật

(Toán thi, vĩ thủ vĩ ngâm)



Tám câu vỏn vẹn luật thơ Đường
Muôn kiểu cấu thành đủ sắc hương.
Một dãy thanh vần niêm rất chặt
Hai liên thực luận đối đâu thường.
Bốn phần tách biệt mà không tách
Tứ nhạc vương đầy cứ mãi vương.

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Thơ Đường luật

(Toán thi, thủ vĩ ngâm)



Tám câu vỏn vẹn luật thơ Đường
Muôn kiểu cấu thành đủ sắc hương.
Một dãy thanh vần niêm rất chặt
Hai liên thực luận đối đâu thường.
Bốn phần tách biệt mà không tách
Tứ nhạc vương đầy cứ mãi vương.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Chùm xướng họa: THƠ ĐƯỜNG LUẬT



Bài xướng:
Thơ Đường luật

“Ngôn từ trau chuốt điệu du dương
Tao nhã uyên thâm thể luật Đường”.
Rộn rã tứ khơi mong trỗi sắc
Êm đềm vần trải đợi dâng hương.
Kết tìm sâu đậm niềm nhung nhớ
Đối ngẫu tràn trề nỗi vấn vương.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Chùm xướng họa: CẢM MẾN THƠ ĐƯỜNG



Bài xướng:
Vì sao cảm mến

Vì sao cảm mến thơ Đường luật...?
Có lẽ thơm lừng hương của mật!
Tứ ngọc lời hoa quyện thẫn thờ
Câu tình ý mộng chờ ngây ngất.
Dồn bao ước vọng dốc niềm say
Rót những đam mê trào sức bật.

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Thơ Đường luật



Tám câu vỏn vẹn luật thơ Đường
Kiến tạo muôn vàn đủ sắc hương.
Một dãy thanh cùng niêm rất chặt
Đôi câu ý bởi tứ đâu thường.
Bốn liên khác biệt mà không tách
Thất đối hỏng liền đến cả chương.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Chùm xướng họa: SÂN CHƠI



Bài xướng:
Sân chơi

Bạn thơ Đường luật lập sân chơi
Đàm đạo sâu xa những lẽ đời.
Tao nhã giãi bày hồn quyện tứ
Uyên thâm gửi gắm ý ngoài lời(*)
Nhân tình chiêm nghiệm hằng không cạn
Thế thái suy tư mãi chẳng vơi.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Chùm xướng họa: THƠ LUẬT ĐƯỜNG

“Thơ Đường hộ khẩu bên Tầu
Kết hôn Bát Cú làm dâu nước mình”



Bài xướng:
Thơ Đường

Thơ Đường xuất xứ phải chi ta...?
Mãi ở bên Tầu... hết mặn mà...
Chắc chắn cũng hơn mười thế kỷ...?
Không nhầm đã mấy vận can qua...
Ngân nga câu chữ, tìm nhăn nhó
Ngẫm nghiệm âm vần, chọn thiết tha...!

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2018

Cha già dân tộc

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tác phẩm “Cha già dân tộc”
của tác giả Tú Rớt Trần Đình Thư vừa đạt Giải Hai
tại cuộc thi Thơ Đường luật “Hương cội nguồn”.



     Cha già dân tộc Việt Nam ta
     Đem đến thịnh hưng với thái hòa.
     Độc lập tự do thu trọn vẹn
     Xích xiềng nô lệ phá banh ra.
     Kể về đức độ như trời biển
     Nói đến công lao tựa hải hà.

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Thơ Đường luật

Thơ Đường luật, như tên gọi của nó, ra đời ở Trung Quốc và dần hoàn thiện, trở thành một thể thơ nổi tiếng, nhất là vào thời Nhà Đường (618 – 907) với những nhà thơ vĩ đại như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Bột…


Điển hình là thể “thất ngôn bát cú” với 8 câu, mỗi câu 7 chữ, gồm cặp câu đề (1, 2), cặp câu thực (3, 4), cặp câu luận (5, 6), cặp câu kết (7, 8). Ấn định nghiêm ngặt các thanh bằng, trắc theo một quy định chặt chẽ, đặc biệt là thanh của các chữ thứ 2, 4, 6 trong mỗi câu (gọi là luật) và sự kết dính 2 câu liên tiếp (câu 2 với 3, 4 với 5, 6 với 7, 8 với 1, gọi là niêm). Bắt buộc cặp câu thực và cặp câu luận phải là những đôi câu đối hoàn chỉnh…

Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

"THƠ ĐƯỜNG LUẬT" của Phạm Văn Dương vừa ra mắt độc giả

Nhà xuất bản Hội Nhà văn vừa cho ra mắt độc giả cuốn “Thơ Đường luật” của tác giả Phạm Văn Dương. Sách dày 276 trang, khổ 14x20cm, bìa cứng in đẹp mắt. Chúng tôi xin đăng tải “Lời Giới thiệu” cuốn sách cùng bạn đọc THƠ ĐƯỜNG LUẬT VŨNG TÀU và cũng là chia vui cùng tác giả.


LỜI GIỚI THIỆU
Tôi nhận được bản thảo cuốn sách “Thơ Đường luật” của anh Phạm Văn Dương qua Email. Trước hết tôi lướt qua phần mục lục. Đây là một cuốn sách khá bề thế được xuất bản ở một nhà xuất bản tầm cỡ là Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn. Cứ nhìn vào số trang đã lên tới gần 300 trang, đủ thấy quy mô của cuốn sách.
Cuốn sách được chia làm bốn phần: 
Phần I: Thơ xướng họa 
Phần II: Thơ dịch từ chữ Hán
Phần III: Câu chuyện văn thơ 
Phần IV: Bàn luận về thể thơ Đường luật

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Chùm xướng họa: MÊ THƠ ĐƯỜNG LUẬT



Bài xướng:
Vị Đường

Các cụ nhà ta khoái vị Đường
Ru hồn gửi gắm những yêu thương.
Đan xen bằng trắc lồng thơ nhạc
Gọt giũa niêm vần tỏa sắc hương.
Thuật đối nghìn năm tinh túy lạ
Nghề chơi vạn thuở chói chang thường.

Thứ Sáu, 22 tháng 12, 2017

ĐỐI NGẪU – Một vẻ đẹp đặc trưng, một biện pháp tu từ đặc sắc của thể thơ Đường Luật

Tôi được biết, người sáng tác thơ Đường Luật, khi bắt gặp một cảnh huống thơ, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong, người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (–), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông, nằm trong hình thức thơ Đường Luật.


Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu. Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trên như tung, câu dưới như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc. Vậy hèn chi, người ngàn xưa đã chả đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.