Nhà xuất bản Hội Nhà
văn vừa cho ra mắt độc giả cuốn “Thơ Đường luật” của tác giả Phạm Văn Dương. Sách
dày 276 trang, khổ 14x20cm, bìa cứng in đẹp mắt. Chúng tôi xin đăng tải “Lời Giới
thiệu” cuốn sách cùng bạn đọc THƠ ĐƯỜNG LUẬT VŨNG TÀU và cũng là chia vui cùng
tác giả.
LỜI
GIỚI THIỆU
Tôi
nhận được bản thảo cuốn sách “Thơ Đường luật” của anh Phạm Văn Dương qua Email.
Trước hết tôi lướt qua phần mục lục. Đây là một cuốn sách khá bề thế được xuất
bản ở một nhà xuất bản tầm cỡ là Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn. Cứ nhìn vào số
trang đã lên tới gần 300 trang, đủ thấy quy mô của cuốn sách.
Cuốn
sách được chia làm bốn phần:
Phần
I: Thơ xướng họa
Phần
II: Thơ dịch từ chữ Hán
Phần
III: Câu chuyện văn thơ
Qua
toàn bộ cuốn sách, có thể thấy tác giả am hiểu nhiều về thơ Đường luật, vừa là
người làm thơ, người dịch thơ, người kể chuyện văn thơ và người nghiên cứu lý
luận về thể thơ bác học này. Trong Lời Giới thiệu này tôi chỉ xin chia sẻ cảm
nghĩ của tôi với mọi người về phần Người làm thơ Phạm Văn Dương, thể hiện trong
phần đầu của cuốn sách này.
Trước
hết tôi có đôi lời về bản thân tác giả: “Đại tá Phạm Văn Dương sinh ngày 24-6-1945.
Năm 1965, tốt nghiệp Khoa Toán Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội rồi vào Quân đội,
qua các chiến trường miền Bắc, miền Nam, nước bạn,... tham gia công tác nghiên
cứu, giảng dạy, quản lý... Về hưu năm 2006, hoạt động trong Hội đồng Toàn quốc
Họ Phạm Việt Nam, làm thơ...”
Tôi
và anh Dương biết nhau vì cùng hoạt động việc họ. Trong quá trình hoạt động việc
họ, chúng tôi rất hợp nhau và coi nhau như anh em trong nhà, trở thành bạn thân
tri âm, tri kỷ của nhau! Chúng tôi đều rất quan tâm đến việc kết nối dòng họ.
Tuy Hội đồng đã có bản tin nội tộc “Thông tin họ Phạm Việt Nam” và trang web “hophamvietnam.org” để thực hiện nhiệm vụ Thông tin – Tư liệu,
nhưng chúng tôi thấy cần phải có một hình thức nữa để vừa làm phong phú thêm hoạt
động dòng họ vừa thu hút thêm người tham gia việc họ, cho nên chúng tôi thành lập
một Câu lạc bộ Thơ họ Phạm. Ban đầu là Câu lạc bộ Thơ Đường luật Họ Phạm Việt
Nam, sau đổi thành Câu lạc bộ Thơ Đường luật Phạm Đạo Phú. Vốn là người say mê
lịch sử và văn thơ, nên anh tích lũy được nhiều kiến thức về lĩnh vực này, nay
lại là chủ nhiệm Câu lạc bộ, nên anh đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về thơ Đường
luật nên anh mới xuất bản cuốn sách này!
Trong
phần một tác giả lại phân ra thành từng chùm thơ theo những chủ đề khác nhau để
bạn đọc dễ theo dõi, Trong chùm thứ nhất mang tên “Giãi bày” có rất nhiều bài
đáng đọc. Bài “Giãi bày” như một Lời mở sách của tác giả:
Số
trời đã bắt phải làm thơ
Vì
lắm suy tư chẳng thể mờ.
Thế
sự ngổn ngang bao ý tưởng
Nhân
tình bề bộn những điều mơ.
Tâm
hồn muốn trải người trông đợi
Tri
thức mong trao bạn ngóng chờ.
Trang
giấy giãi bày lòng trắc ẩn
Con tằm rút ruột
để buông tơ.
(Giãi
bày)
Bài
“Đêm khuya” nói lên tâm trạng của người làm thơ. Trong bài “Nhớ nhung” – tôi rất
thích câu thơ “Nhớ nhung dồn lại trào lên bút”.
Bài
“Thú làm thơ”, thông thường trong thơ Đường luật chỉ có 2 cặp đối thì ở bài này
có tới 4 cặp đối:
Gia
công gọt giũa câu thơ chuẩn
Dụng
ý truy tìm vế đối hay.
Hình
tượng lung linh như phượng múa
Ngôn
từ dào dạt tựa rồng bay.
Gửi
tình thắm thiết nhờ làn gió
Chở
đạo sâu xa cậy đám mây.
Tri
thức uyên thâm, đầu óc tỉnh
Tâm hồn khoáng đạt,
trái tim say.
(Thú
làm thơ)
Như
vậy ta vừa bước vào vườn hoa gặp ngay chùm hoa đầu tiên gồm 16 bông Hải đường,
bông nào cũng đẹp, mỗi bông lại có một vẻ đẹp khác nhau. Tôi dừng lại để thưởng
thức những vẻ đẹp đó rồi mới dạo tiếp. Tôi lại gặp chùm thơ (chùm hoa) “Sân chơi”. Câu
lạc bộ là một sân chơi, mà sân chơi thơ là có văn hóa. Ngay bài đầu Sân chơi
anh đã nói rõ điều đó.
Bài
“Hội thơ” đặc biệt đã nói đến sự đặc thù của CLB này là không có lịch sinh hoạt,
không thường xuyên gặp mặt mà chỉ kết nối nhau trên mạng:
Cách
trở chưa lần nào gặp mặt
Vẫn cùng đua sắc
nở muôn hoa.
Trong
chùm thơ này tôi còn thích bài thứ 16, có tựa đề “Thơ”. Trong đó, anh đã dùng
thủ pháp tất cả các từ đầu của 8 câu đều là THƠ, và có 8 loại thơ khác nhau;
thơ xuân, thơ tết, thơ tình,...
Chùm
thơ “Bốn mùa”, có rất nhiều bài đáng đọc. Tác giả lấy hình tượng lá và cành để
nói về 4 mùa:
Xuân
sang mơn mởn khoe hình đẹp
Hạ
đến um tùm tỏa dáng xinh
Thu
tới lá rơi, cành héo úa
Đông qua chồi nảy,
lộc tươi xanh.
Nói
về mùa ắt là nói đến thời tiết khí hậu, anh đã có nhiều cảm xúc đến cái rét
nàng Bân. Người xưa giải thích hiện tượng thiên nhiên này bằng câu chuyện nàng
Bân vụng về nên may áo rét cho chồng quá chậm. Trong thơ của Phạm Văn Dương thì
giải thích có cái rét này là do những người phụ nữ hiện đại ngày nay lo toan
công việc gia đình, xã hội không đủ thời gian may áo rét cho chồng kịp thời.
Anh đã có tới 3 bài về chủ đề này, mỗi bài có một cung bậc tình cảm riêng khá độc
đáo.
Áp
lực thương trường quay chóng mặt
Yêu
cầu công sở thúc nhanh chân.
Gia
đình, cũng muốn tròn tình vợ
Xã
hội, còn lo vẹn nghĩa dân.
Em
cố may xong, trời thấu hiểu
Liền cho trở
gió: Rét nàng Bân!
Rồi
đến chủ đề Mưa ngâu anh cũng có đến 4 bài từ bài số 8 đến bài số 11. Cũng
thương cảm số phận của bao đôi lứa chẳng khác nào vợ chồng Ngâu!
Năm
nay sao sớm đến mùa ngâu?
Sùi
sụt mưa tuôn, đất nhuốm sầu.
Có
phải người đi mang ánh nắng
Hay
là kẻ ở rớt dòng châu.
…
Cuộc
sống lứa đôi còn cách biệt
Thì đời vẫn mãi
cảnh mưa ngâu.
Trong
chùm này có bài Mắc mưa, tuy chủ đề cũ nhưng diễn đạt lại mang mầu sắc mới của
Phạm Văn Dương! Trong chùm thơ “Vịnh cảnh” có nhiều bài viết tốt mô tả các danh
lam thắng cảnh của đất nước anh đã từng qua. Không những thế anh còn có nhiều
bài viết về phong cảnh các nước khác anh đã từng đến: như bài 15 nói về nước Ý,
bài 16 nói về nước Hà Lan,… có điều rất đặc biệt là anh đều nhớ đến một vùng đất
nào đó của nước nhà! Anh không những có những bài độc lập “đứng được”, tôi còn
để ý đến các bài họa của anh cũng không kém phần sắc sảo. Ví dụ bài số 8 họa
bài “Đèo Ba Dội” của bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Bài họa của anh sát với nội
dung của bài xướng mà câu thơ vẫn trôi chảy:
…
Vách
núi hai bên phơi trắng đá
Cửa
hầm chính giữa phủ đen rêu
Thi
nhân háo hức, vần thơ nảy
Nghệ sĩ thèm thuồng,
nốt nhạc gieo…
(Ngày nay, họa thơ Hồ Xuân Hương, bài ĐÈO BA DỘI, có chữ vần “gieo” trong cặp đối của
hai câu luận nhiều người đã phải giơ tay hàng).
Chùm
hoa Thơ tình là chùm thơ thứ V. Ai bảo thơ Đường luật không làm được thơ tình?!
Ngay bài đầu có tựa đề là “Tình yêu” anh đã ca ngợi mối tình giữa Phạm Lãi và
Tây Thi đẹp đến nhường nào! “Hải âu” là một bài tứ tuyệt trường thiên 4 khổ rất
hay. Ở bài 11, có tựa đề “Thương nhớ” ta gặp được một cặp đối rất sinh động, rất
hay.
Chữ
nghĩa cấu cào bầm dạ buốt
Vần thơ giằng xé
toạc lòng đau.
Các
cặp đối đối nhau chan chát và các cặp từ lại rất sinh động: cấu cào/ giằng xé,
bầm/toạc, dạ buốt/lòng đau.
Bài
Người về là một thể “Bát vĩ đồng âm” rất độc đáo:
Biền
biệt bấy lâu, đã đến ngày
Người về phơi phới
cánh chim bay…
Đến
bài 22 với tựa đề Để lại theo thể tung hoành trục khoán gây ấn tượng cho người
đọc:
NGƯỜI
ở nơi xa cách bến bờ
ĐI
hoài để lại những đêm mơ.
MỘT
thân một bóng bồn chồn ngóng
NỬA
chiếu nửa chăn thấp thỏm chờ.
HỒN
vẫn phiêu diêu cùng điệu nhạc
TÔI
thành lạc lõng với vần thơ.
MẤT
rồi những cảnh vui đàm đạo
MỘT NỬA HỒN TÔI
BỖNG DẠI KHỜ.
Câu
khoán trích trong bài thơ: “Những giọt lệ” của Hàn Mặc Tử.
Trong
chùm thơ thứ VI có tựa đề là “Quê hương – Đất nước” bài đầu tiên với tựa đề là “Quê
chèo” đã gây cho tôi cảm xúc mạnh, bởi các điển hình về trang phục cũng như các
làn điệu chèo đều được thể hiện rõ ràng trong đó.
Trống
chèo rộn rã đợi trăng lên
Trải
chiếu sân đình đón khách quen.
Sa
mạc, Dương xuân lưu luyến bến
Đò
đưa, Đào liễu nhớ thương thuyền.
Đàn
tam, đàn tứ tôn lời nhã
Mớ
bảy, mớ ba thắm nét duyên.
Tan
hội Lới lơ còn réo rắt
Ngẩn ngơ nhớ ánh
mắt nâu huyền.
(Quê
chèo)
Bài
“Kính cẩn nghiêng mình” cũng là một bài thơ có hồn, chạm đến con tim người đọc.
Chùm
thơ thứ VII “Người lính”, trong đó không thể không xem bài “Đi chiến đấu” – lấy
câu khoán là câu thơ trong bài thơ nổi tiếng “Nhớ Bắc” của “Thi tướng rừng
xanh” Huỳnh Văn Nghệ, để làm bài thơ theo thể tung hoành trục khoán gây ấn tượng
cho bạn đọc:
TỪ
trong huyết quản khí xung phong
ĐỘ
nóng trào dâng bỏng cháy lòng.
MANG
nặng tinh thần luôn phấn khởi
GƯƠM
ngời lý tưởng mãi tươi trong.
ĐI
đường thắng lợi quên mưa xối
MỞ
lối thành công mặc nước ròng.
CÕI
lạ những đêm hoài kỷ niệm
TRỜI NAM THƯƠNG
NHỚ ĐẤT THĂNG LONG!
Chùm
thơ “Nhớ ơn thầy cô giáo” (chùm thứ VIII), tác giả đã dùng thể thơ trường thiên
4 khổ mới nói lên hết được tấm lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Trong
đó khổ thứ ba gây ấn tượng nhất:
Bao
la kiến thức võ cùng văn
Cô
đọng quy về một chữ “nhân”
Dạy
chữ, dạy nghề, dạy tính cách
Dạy người toàn
diện đẹp muôn phần
(Nhớ
ơn thầy cô giáo)
Trong
chùm thơ thứ IX có tựa đề “Danh nhân”, bài thơ “Vị tướng trong lòng dân” nói
lên tình cảm sâu nặng của nhân dân đối một vị anh hùng dân tộc mà cả thế giới mến
mộ về đức tài của Người:
Từng
đoàn nối tiếp xếp theo hàng
Nước mắt tuôn
trào, ngút khói nhang.
(Vị
tướng trong lòng dân)
Ở
chùm thơ thứ X “Việc họ” có tổng cộng 9 bài, tôi có ấn tượng sâu sắc bài “Bài
ca họ Phạm Việt Nam”, một bài trường thiên 3 khổ đã tổng hợp được các đóng góp
của dòng họ Phạm về nhân tài cho đất nước thể hiện rõ ở khổ thứ hai của bài
thơ:
Phạm
Tu khởi nghĩa xây Tiền Lý
Ngũ
Lão vung gươm giữ nghiệp Trần.
Giành
lại tự do và độc lập
Nhớ hai Thủ tướng
của nhân dân.
(Bài
ca họ Phạm Việt Nam)
Bài
“Tri kỷ” nói về tình bạn giữa chúng tôi đến với nhau vì việc họ đã cùng nhau hết
lòng cống hiến sức lực, trí tuệ, tâm huyết cho dòng họ và đã thành tri âm tri kỷ
như anh em một nhà.
Mỗi
người một cảnh tận nơi đâu
Quá
nửa đời chưa biết đến nhau.
Việc
họ hết lòng thành ý hợp
Văn
thơ toàn trí hóa tâm đầu.
Cặp
bài trùng tạo sâu hình khối
Hai
mảnh ghép làm nổi sắc mầu.
Đa
dạng, trái chiều, nhưng phục thiện
Nên tình bằng hữu
mãi bền lâu.
Chùm
thơ thứ XI “Chuyện đời”. Có 13 bài thơ với lối thơ có chút hài hước anh đã khắc
họa được một xã hội hiện đại có cả bi lẫn hài, đó là những bài sau: Làng lên phố,
Dại khôn, Nhớ xưa…
Chùm
thơ thứ XII cuối cùng là “Nhắc anh hàng xóm”. Trong bối cảnh quan hệ Việt Trung
phức tạp như hiện nay anh đã có 5 bài dùng các sự kiện lịch sử nhắc nhở khéo
người hàng xóm một cách nhẹ nhàng là hãy ăn ở đàng hoàng đừng cậy lớn ăn hiếp
bé, kẻo lại như các thời đại phong kiến trước kia vì tham vọng nên đã nếm trải
nhục nhã khi xâm lấn đất này.
Khép
lại bài viết này, tôi có một đánh giá chung là thơ Đường luật của Phạm Văn
Dương rất chuẩn mực về niêm luật, đặc biệt các vế đối của anh rất chặt chẽ,
không thể bắt lỗi được, anh còn làm được nhiều câu đối rất hay. Cách dùng từ
không sáo rỗng mà dùng những từ thông dụng nhưng biết đặt đúng chỗ nên bài thơ
thanh thoát, có nhiều từ “đắt”. Anh ít dùng từ Hán – Việt (mặc dù anh biết chữ
Hán), mà hầu hết chỉ dùng từ thuần Việt, anh đã cố đơn giản cho loại thơ Hàn
lâm này gần với cuộc sống hơn, như anh đã nói trong Phần thứ IV “Bàn luận về thể
thơ Đường luật” ở phía sau… Tôi cho đó là những thành công của anh!
Nhìn
riêng về phần thứ nhất “Thơ xướng họa” đã là một thành công của tác giả: có được
những bài thơ Đường luật hay, chuẩn xác về niêm luật các vế đối rất chỉn chu và
đặc biệt là nội dung đều rất có hồn dễ động đến trái tim độc giả.
Nhìn tổng quát toàn bộ cuốn sách có thể ví như một công trình nghiên cứu khoa học bài bản giúp ích cho những người thích thể thơ hàn lâm này nghiên cứu và thưởng ngoạn
Nhìn tổng quát toàn bộ cuốn sách có thể ví như một công trình nghiên cứu khoa học bài bản giúp ích cho những người thích thể thơ hàn lâm này nghiên cứu và thưởng ngoạn
Tôi
xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến bạn đọc gần xa
Xin
chúc mừng thành công này của anh, mong anh tiếp tục sáng tác những tác phẩm mới
hay hơn nữa!
Hà
Nội, những ngày đầu đông năm 2017
PGS.
TS. Nhà thơ PHẠM ĐẠO
(Chủ nhiệm CLB Văn Thơ Bưu điện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét