Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Phủ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đỗ Phủ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 12, 2017

Tìm hiểu câu thơ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” của Đỗ Phủ trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong di chúc để lại, Bác Hồ có trích một câu thơ của Đỗ Phủ: “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường có câu rằng “Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70, xưa nay hiếm”. Để nói với toàn dân khi Bác ra đi theo các cụ Các Mác, Lê Nin thì chớ có bất ngờ, đau thương quá!


Câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” thực chất là một lời than của Đỗ Phủ về tuổi đời khó đạt tới, nên phải tranh thủ vui đi, chớ có trái với đời. Bác Hồ thừa nhận cái quy luật nghiệt ngã của tuổi tác mà “Thi Thánh” đã phát hiện. Mình “Đã là lớp người xưa nay hiếm”, và còn khẳng định đã vượt qua được giới hạn ấy nhưng “Tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt”. Bác Hồ chỉ mượn cách nói của Đỗ Phủ, còn chiều hướng của tư duy thì khác hẳn, rất tích cực, hóm hỉnh. Đó là phong cách Bác. Đó cũng là lời động viên và muôn vàn tình thương yêu Bác để lại cho toàn dân tộc trước lúc Người đi xa.
Câu thơ “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” được nhiều người thuộc, nhưng cũng rất ít người biết được xuất xứ câu thơ này từ đâu mà có, ở trong bài thơ nào của Đỗ Phủ. Qua đây, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về Đỗ Phủ, nguyên tác bài thơ và bản dịch để mọi người cùng hiểu: