Trong
khuôn viên Bạch Dinh có tấm bia khắc lại bài thơ do vua Thành Thái viết khi trở
lại nơi này năm 1947. Bài thơ mang tên “Sầu
tây bể Cấp”,
nói nên nỗi lòng vua Thành Thái khi về lại quê hương.
Sống thừa nào biết đến hôm nay
Nhìn thấy non sông đất nước này.
Sừng ngựa chưa quên câu chuyện cũ
Ruột tằm đòi đoạn mối sầu Tây.
Thành Xuân(*) nghìn dặm mây mù tịt
Bể Cấp(**) tứ bề bủa sóng vây.
Tiếng súng ngày đêm như khúc nhạc
Dẫu cho sắt đá cũng chau mày.
(*) Cố đô Phú Xuân (Huế).
(**) Cap Saint Jacques (Vũng
Tàu).
Thành
Thái tên khai sinh
là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙),
khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Chiêu (阮福昭), là vị hoàng đế thứ 10 của triều
đại Nhà Nguyễn,
tại
vị từ 1889 đến 1907. Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và
bà Phan Thị Điều, sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão tức 14
tháng 3 năm 1879 tại Huế. Ông là cháu nội của Thoại Thái
vương Nguyễn Phúc Hồng Y và là chắt của vua Thiệu Trị.
Thành
Thái bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Trước các ý tưởng cấp tiến của
Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Ngày 12-9-1907,
ông bị đưa đi quản thúc ở Bạch Dinh, Cap
Saint Jacques (Vũng Tàu). Đến nǎm 1916 ông bị đày ra đảo
Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.
Đầu tháng
5 năm 1945 (sau khi vua Duy Tân mất), nhờ sự vận động
của con gái và con rể của ông, vợ chồng luật sư Vương Quang Nhường, cựu hoàng
Thành Thái mới được cho về Việt Nam. Ông cùng gia đình sống ở Villa Anna tại Cap
Saint Jacques (Vũng Tàu).
Ông
mất ngày 20 tháng 3 năm 1954 tại Sài Gòn và được
an táng tại khuôn viên thành An Lăng (lăng Dục Đức) tại xã An Cựu, huyện Hương
Thủy, tỉnh Thừa Thiên –
Huế, thọ 75 tuổi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét