Sáng
21-5-2018, tại Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hà Nội, Tạp
chí điện tử Văn hiến Việt Nam đã tổ chức lễ trao giải cuộc thi thơ Đường luật
“Hương cội nguồn” lần thứ nhất và phát hành tập thơ cùng tên.
Về dự và chủ trì buổi lễ trao giải thưởng có Tiến sĩ
Nguyễn Việt Long, Trưởng Ban Tổ chức giải. Buổi
lễ được đón tiếp bà Bùi Thị Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Khuyến học Việt
Nam, Giám đốc Nhà Xuất bản Dân trí; ông Nguyễn Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Hội
thơ Đường luật Việt Nam cùng nhiều phóng viên các cơ quan báo chí và đông đảo
tác giả tham dự cuộc thi.
Tại
lễ trao giải, Ban Tổ chức tỏ lòng cảm ơn đến các tác giả và những nhà hảo tâm
đã gửi bài tham dự và tài trợ cuộc thi. Có thể nói, khi cuộc sống phát triển,
bên cạnh việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, vẫn có những giá trị dần
bị mai một và mất đi; cuộc thi thơ Đường luật đã khơi dậy được niềm hứng khởi
trong hàng nghìn cây bút đam mê và sáng tác thể thơ cổ truyền này.
Cuộc
thi được phát động từ ngày 06/8 – 06/10/2017, đã tạo được dấu ấn trong lòng
công chúng yêu thơ nói chung và thơ Đường luật nói riêng. Qua 3 tháng phát động,
Ban Tổ chức đã nhận được gần 8.000 bài dự thi của 623 tác giả. Lễ trao giải
lần này Ban Tổ chức thống nhất trao 19 giải thưởng cho các tác giả có tác phẩm
xuất sắc, trao 35 “bảng vàng gương mặt thơ Đường”. Điều đặc biệt, 353 tác giả
vinh dự được Ban Tổ chức chọn tác phẩm đạt giá trị để xuất bản tuyển tập “Hương
cội nguồn” dày 1184 trang. Tác giả Tú Rớt Trần Đình Thư, hội viên Chi hội Thơ
Đường luật thành phố Vũng Tàu vinh dự là một trong số 19 tác giả nhận giải thưởng
trong hội thi kỳ này.
Tại
buổi lễ, ông Lê Quang Chức (Nam Định) đã không giấu được cảm xúc: “Được tham
gia cuộc thi lần này là niềm vui không chỉ riêng cá nhân tôi mà với cả gia đình
và hàng trăm tác giả khác bởi cuộc thi đã tạo ra sân chơi về thơ Đường cho những
người chuyên và không chuyên để gìn giữ lại thể thơ này mà những tưởng sẽ mất
đi...”.
Tuy
cuộc thi phát động trong thời gian ngắn, song đã để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc
với nhiều tác phẩm hay. Những sáng tác của tác giả trong cuộc thi lần này đa phần
viết ngợi ca quê hương đất nước, tình yêu thương “tương thân tương ái” của con
người, ngợi ca những danh nhân trong cuộc sống… Cuộc thi là cầu nối để các tác
giả có điều kiện giao lưu học hỏi nhau qua từng tác phẩm để từ đây khơi dạy niềm
tự hào về dân tộc và tình đoàn kết trong cộng đồng...
Qua
cuộc thi, Ban Tổ chức nhận thấy, thể thơ Đường luật vẫn giữ một ví trí quan trọng
trong triệu triệu trái tim những người yêu thơ và sáng tạo tác phẩm. Có thể
nói, “Hương cội nguồn” đã đóng góp một phần nhỏ trong việc gìn giữ và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
HẢI ĐĂNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét