Giai thoại văn chương.
Căn nhà cổ của ông nghè Nguyễn Quý Tân còn lưu giữ đến ngày nay.
|
Nguyễn Quý
Tân (còn gọi là Nghè Tân), quê Gia Lộc, Hải Dương, đỗ Tiến sĩ năm 1842, thời
vua Thiệu Trị. Là người nổi tiếng văn thơ từ nhỏ, ông được bổ Tri phủ, nhưng thấy
cảnh luồn cúi quan trường, đục khoét, nhũng lạm nên ông từ chức. Vua Thiệu Trị
mến tài ông, giao cho chức Thanh tra quan lại Bắc Hà, có danh không có chức,
ông sống thanh liêm, cuối đời sống nghèo túng, không quỵ lụy ai trừ... với Nguyễn
Công Trứ.
Năm nọ, tết đến,
nhà không có lấy một quan tiền để mua sắm. Lúc đó, Nguyễn Công Trứ đang làm Tổng
đốc Hải Dương, cũng là chỗ bạn bè qua lại, bí quá, Nghè Tân bèn gói tất cả mũ
áo cân đai, cờ sắc vua ban... sai con trai mang đến dinh quan lớn... cầm tạm.
Nguyễn Công Trứ vốn quý Nghè Tân, trao cho người con mấy quan tiền, không nhận
gói đồ. Tuy nhiên vẫn mở ra xem thì thấy một bài thơ câu nào cũng có tên một
con thú.
Có nghề mà lại cậy chi nghề
Nghề thế ai ngờ lại hóa nghê.
Vạn sự bất như thân cũng... hổ
Nhất văn vô hữu... nợ còn bê.
Công danh chỉ tổ đồ khoe mã
Cờ biển dẫu hơn của ướt sề.
Bôn tẩu làm chi cho rách gấu
Thà rằng ngồi đó vuốt râu dê.
Nguyễn Công
Trứ liền gửi một bài thơ họa lại:
Tám vạn nghìn tư thứ ngỗng nghề
Thứ nghề mũ áo thứ nghề... nghê.
Mày râu ngắm lại càng thêm hổ
Thư kiếm sao đành dạ bỏ bê.
Xanh đỏ rẻ cùi khoe tốt mã
Phong lưu khỉ gió hốt đầy sề
Xin đừng dở dói văn chương gấu
Bán chó sao ngoài treo thủ dê.
Quả là văn
chương ông Nghè, ông Cống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét