Valentine’s
Day 2020.
Nói đến Hồ Xuân Hương (1772 – 1822), nhiều
người nghĩ ngay đến những bài thơ “nghịch ngợm”, trào phúng hoặc đả kích.
Thậm chí,
đời sau còn sáng tác ra cả một “trường phái” thơ kiểu này và gắn
hết cho Hồ Xuân Hương...
Đến
nỗi ngày nay,
có những bài thơ chúng ta không phân biệt được có đúng là của Bà
chúa thơ Nôm hay không. Rất nhiều người thuộc các bài thơ, như: “Vịnh
cái quạt”,
“Đèo Ba Dội”, “Hang
Cắc Cớ”,...
Thực ra, thơ Hồ Xuân Hương có một bộ phận
quan trọng những bài thơ trữ tình đằm thắm, thiết tha, buồn tủi,... thể hiện sâu sắc thân phận người phụ nữ
trong xã hội cũ, với bao khao khát sống và hạnh phúc tình duyên. Trong chùm 3
bài thơ “Tự tình” có những câu thơ ám ảnh mãi bao thế hệ người đọc, như:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ
cái hồng nhan với nước non.
Chén
rượu hương đưa say lại tỉnh
Vừng
trăng bóng xế khuyết chưa tròn.”
Hoặc:
“Chiếc bánh buồn vì phận nổi nênh,
Giữa
dòng ngao ngán nỗi lêng đênh.
Lưng
khoang tình nghĩa dường lai láng,
Nửa
mạn phong ba luống bập bềnh.”
Đặc biệt tập “Lưu hương ký” là tập
thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương đầy ắp tình cảm với những người bạn
trai, bạn thơ, bạn tình,
như: Nguyễn Hầu, Trần Hầu, Tốn Phong Thị, Mai Sơn Phủ, Thạch Đình, Cự Đình, Thanh
Liên, Chí Hiên,...
Tập thơ này chép 24 bài thơ chữ Hán và 28
bài chữ Nôm (nhưng đề tựa đều bằng chữ Hán). Điển hình là bài thơ: “Cảm cựu
kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu. Hầu Nghi Xuân Tiên Điền nhân” (Nhớ
chuyện cũ, gửi tới Cần Chánh học sĩ Nguyễn Hầu. Hầu người Tiên Điền
Nghi Xuân) của Hồ Xuân Hương viết gửi cho Nguyễn Du. Thật là một bài thơ tình độc
đáo giữa hai thi sĩ vĩ đại của dân tộc ta.
Bài thơ đó như sau:
Cảm cựu kiêm trình Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu
Dặm
khách muôn ngàn nỗi nhớ nhung
Mượn
ai tới đấy gửi cho cùng.
Chữ
tình chốc đã ba năm vẹn,
Giấc
mộng rồi ra nửa khắc không.
Xe
ngựa trộm mừng duyên tấp nập,
Phấn
son càng tủi phận long đong.
Biết
còn mảy chút sương siu với,
Lầu
nguyệt năm canh chiếc bóng chong.
(Hồ
Xuân Hương)
Một bài thơ trữ tình sâu lắng, một mối
tình gặp nhiều trắc trở nên càng mãnh liệt. Yêu mà không được gần nhau nên nhỗi
nhớ, nỗi buồn càng day dứt bật ra thành những câu thơ xé lòng.
Tôi xin mạn phép nữ sĩ họa nguyên vận bài thơ này như sau:
Tương tư
Dằng
dặc năm dài nhớ với nhung
Tháng
ngày canh cánh nỗi khôn cùng.
Xa
xôi vạn nẻo bao đường đất
Cách
trở muôn trùng một khoảng không.
Nét
chữ càng khơi trào lệ nhỏ
Vần
thơ cố nén chặt sầu đong(*).
Chập
chờn hình bóng người trong mộng
Thao
thức đêm trường ngước mắt chong.
(*) “Sầu
đong càng lắc càng đầy…” (Nguyễn Du)
PHẠM
VĂN DƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét