Ai biết thơ Đường hẳn nhớ bài thơ “Hoàng Hạc
lâu” của Thôi Hiệu. Thơ đề trên lầu Hoàng Hạc nổi tiếng đó giờ càng gợi nhớ bởi
nó gắn liền với địa danh Vũ Hán, nơi mà con virut corona nảy sinh rồi hoành
hành làm thế giới điên đảo.
“Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch
vân thiên tải không du du…”
Dịch thơ:
“Hạc
vàng đi mất từ xưa
Nghìn
năm mây trắng bây giờ
còn bay.”
(Tản Đà dịch)
Hình
ảnh đẹp đẽ của hạc vàng một đi không trở lại gợi nỗi hoài trong mỹ cảm văn
chương, nhưng nếu vận vào chuyện thời sự với thân phận những người đi tránh nạn
dịch bây giờ có lẽ niềm thương nhớ cố hương đang dằng dặc trên mọi nẻo đường.
Nếu
được trở về, con dân Vũ Xương, Hán Dương, Hán Khẩu đó nhìn thấy cả quê hương họ
phủ bóng hoàng hôn, u ám một nỗi sầu. Không còn gì hoang vu hơn cho tâm hồn con
người trong vùng bị phong tỏa, tang tóc đã hơn 500 sinh mạng, đầy bóng áo trắng
của nhân viên y tế đang vật vã chống dịch… Có lẽ, nhiều người đã cầu mong phép
màu nhiệm nào đó giúp “tống khứ bất phục phản” nạn dịch càng nhanh càng tốt.
Nhưng
những nạn dịch là một phần của lịch sử loài người từ xưa tới nay. Bệnh dịch là
thứ không mời mà đến, tống khứ được thứ này thì nảy thứ kia. Phép màu nhiệm
giúp chiến thắng dịch bệnh, nếu có, sẽ không có thần thánh nào ban phát mà phải
dựa trên nỗ lực của chính con người, bằng chính sức đề kháng miễn dịch cộng hưởng
với trí huệ minh mẫn, thái độ và hành vi sống tích cực.
Nói
như Hòa thượng Thích Huyền Diệu trong tác phẩm “Khi hồng hạc bay về và những điều
màu nhiệm”, nỗ lực tìm được sự an lạc ngay chính trên đời này, bằng tình thương
và thực hành cách làm việc khoa học, tạo phước đức đem lại lợi lạc, sự bình yên
cho chúng sinh, đó chính là sự màu nhiệm.
Hòa
thượng Thích Huyền Diệu là người đã nỗ lực xây nên Việt Nam Phật quốc tự, một
ngôi chùa Việt Nam đầu tiên có mặt trên đất nước Ấn Độ. Chùa được xây dựng trên
một khu đất rộng gần Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức từ phụ Thích Ca ngồi dưới cội Bồ
Đề thành đạo cách đây gần ba thiên niên kỷ, và cũng chính là một trong bốn
thánh địa quan trọng mà Phật Thích Ca khuyên các đệ tử sau này nên chiêm bái.
Rồi
cơ duyên lại đưa đến việc xây ngôi chùa Việt Nam thứ hai tại vườn Lâm Tỳ Ni
(Nê-pan), nơi Phật đản sanh, sau đó Thích Huyền Diệu đã nhìn thấy những con hồng
hạc bay về trú ngụ. Ông cho đó là điềm lành nên ra sức bảo vệ, chăm sóc đàn
chim hạc, đồng thời làm thêm nhiều việc thiện nghĩa giúp dân trong vùng có ngôi
chùa Việt Nam tọa lạc.
Theo
Thích Huyền Diệu, màu nhiệm chính là khi có cơ duyên làm điều tốt thì đừng bỏ
qua, cũng như trên đường đi ta nhìn thấy miếng ván có cây đinh gỉ sét có thể
đâm vào chân khách bộ hành vô tình giẫm lên, thì chịu khó dừng chân một chút để
vứt bỏ miếng ván kia. Biết đâu hành động đó sẽ giúp tránh đi bao nhiêu tai hại
về sau.
Điều
ác dữ không mời mà đến nhưng điều thiện lành ta cũng có thể tạo ra. Như hoàng hạc
bay đi, nhưng hồng hạc bay về, cả thế giới có 15 loài hạc quý hiếm vẫn được con
người bảo vệ. Vậy con người sao không bảo vệ con người, ngay chính trong những
cơn dịch bệnh, thiên tai địch họa? Cần rút đi những cây đinh nhức nhối về sự vô
cảm, trục lợi ngay chính trong nạn dịch. Hãy làm phước đón đồng bào trở về từ
vùng dịch, chia sẻ từng chút vật tư y tế khan hiếm để phòng dịch cho cộng đồng.
Khắc
trên đá tại Mahbodhi Mahavihara, Buddha Gaya (Ấn Độ) là lời Phật Thích Ca: “Cao
thượng hay thấp hèn, thành công – hạnh phúc, hay thất bại – khổ đau là do chính
mình, chính hành động của mình”. Khắc trên lầu Hoàng Hạc là bài thơ Thôi Hiệu với
sự suy niệm về phúc hạnh hay niềm đau của con người cũng do người thương nhớ
quê hương và đồng loại chứ không hẳn vì ngoại cảnh trên sông khói sóng...
NGUYỄN
ĐIỆN NAM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét