Nguyễn Án 阮案 (1770 – 1815)
hiệu Kính Phủ 敬甫, Ngu Hồ 愚胡, tự Thanh Ngọc 青玉, người xã Du Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc
Ninh (nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội). Ông thi đỗ Cử nhân năm Đinh Mão, niên
hiệu Gia Long 6 (1807),
đời
vua Nguyễn Thế Tổ và được bổ làm Tri huyện Tiên Minh (nay là huyện Tiên Lãng, Hải
Phòng). Tác phẩm: Phong lâm minh lại thi tập 風林鳴賴詩集,
Tang thương ngẫu lục 桑滄偶錄
(viết chung với Phạm Đình Hổ). Có thơ văn trong các sách: Đông Dã Tiều thi tập 東野樵詩集, Đông dã học ngôn thi tập 東野學言詩集, Hoa trình học bộ tập 華程學步集
Nguyên tác:
岣嶁山西方寺
阮案
寺占西方勝,
碑存永祐年。
霸圖終寂寞,
舊景足留連。
採藥依樵逕,
聽松坐草氈。
丹砂能再得,
Phiên âm:
Câu
Lậu sơn Tây Phương tự
Tự
chiêm Tây Phương thắng,
Bi
tồn Vĩnh Hựu niên.
Bá
đồ chung tịch mịch,
Cựu
cảnh túc lưu liên.
Thái
dược y tiều kính,
Thính
tùng tọa thảo chiên.
Đan
sa năng tái đắc,
Nguyện
học Cát Hồng tiên.
Dịch nghĩa:
Chùa Tây Phương trên núi Câu Lậu
Nguyễn
Án
Chùa
Tây Phương chiếm nơi cảnh đẹp
Hãy
còn bia đá từ thời Vĩnh Hựu
Cơ
đồ của bậc vương bá rốt cục rơi vào lặng lẽ
Cảnh
cũ đủ để lưu truyền năm này qua năm khác
Hái
thuốc, đi men theo con đường của tiều phu
Nghe
tiếng thông reo, ngồi trên tấm nệm cỏ
Nếu
có thể tìm lại được chất đan sa
Thì
xin học theo tiên Cát Hồng
Nguyên chú:
- “Núi
Câu Lậu ở Nguyễn Xá, Thạch Thất, núi đất nối nhau, nổi lên một ngọn núi đẹp, đất
đá đều màu đỏ, thời xưa gọi là núi đan sa Câu Lậu, chính là chỉ núi này. Chùa ở
trên đỉnh núi, vào niên hiệu Vĩnh Hựu (1735 – 1740), Dụ Tổ Thuận Vương phát tiền
kho, lệnh cho quan Trung sứ trùng tu, chế tác hết sức tỉ mỉ, tinh xảo”.
- Cát Hồng: người đời Tấn, chuyên chú
nghiên cứu về thuật luyện đan để trường sinh bất lão. Theo “Tấn thư”, được biết Câu Lậu sản sinh nhiều đan sa
để luyện đan nên Cát Hồng từng xin sang Câu Lậu (cũng là tên cũ của huyện Thạch
Thất) làm quan.
Dịch thơ: Thể
ngũ ngôn bát cú theo nguyên tác 4 vần 3 cặp đối:
Chùa Tây Phương trên núi Câu Lậu
Chùa
Tây Phương thoáng đẹp
Bia
Vĩnh Hựu rêu phong
Nghiệp
bá vào quên lãng
Cảnh
xưa mãi ngắm trông.
Theo
đường tiều hái thuốc
Ngồi
nệm cỏ nghe thông
Tìm
lại đan sa được
Xin
theo tiên Cát Hồng.
PHẠM
VĂN DƯƠNG (dịch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét