Bài xướng:
Không
Không
bóng thuyền qua biển vẫn chờ
Không
lời ước hẹn cũng nên thơ.
Không
duyên chi gặp xui buồn nhớ?
Không
phút nào vơi bước dại khờ.
Không
kết chỉ hồng thay Nguyệt Lão
Không
màng tình khúc biệt Ngu Cơ.
Không
vương cõi tạm bồ đề giác
Không sắc không hình sạch bụi nhơ.
Vũng Tàu,
26-3-2021.
HOA
ĐĂNG
Bài
họa
3:
Có
Có
nghe thiếu phụ mải mê chờ
Có
hỏi cô nàng ấy bạn thơ...
Có
nhớ rằng hay hồn phách dại
Có
yêu mới hiểu trí tâm khờ.
Có
tình vẹn vẻ dù sai nước
Có
nghĩa vuông tròn dẫu thất cơ.
Có
lẽ vô thường nên ảo diệu
Có tường chỗ sạch biết nơi nhơ!
Tuy Hòa,
27-3-2021.
HIỆU
VĂN
Bài
họa 3:
Có
Có
duyên bến nghiệp
mãi mong chờ
Có
phải chăng thuyền
chán bến thơ?
Có
lẽ tình kia nhiều vụng dại
Có
đâu nghĩa ấy quá ngu khờ.
Có
khi phận số
chưa tìm mệnh
Có
thể thân này khó gặp
cơ.
Có
chắc ngày mai mình tái ngộ
Có trời mới hiểu mối tình nhơ.
Trảng Bom, 26-3-2021.
VŨ
NGỌC TRỪU
Bài họa 1:
Có
(Hoán vận)
Có vần nên điệu mới thành thơ
Có luật hòa niêm đối
vận chờ...
Có bạn thân tình thêu chữ nhớ
Có nàng kết ngãi bện duyên cơ.
Có khi xúi quẩy xao lòng... lỡ
Có lúc nhàn thơi
nhụt chí... khờ.
Có có không không tầm cõi giác
Có thiền vững định xả lòng nhơ.
Vũng Tàu, 26-3-2021.
CẨM PHÚ
* Trân trọng kính mời
quý thi hữu gần xa cùng vui họa tiếp.
Lời
bình của Nguyễn Đức Thụ
Tôi
hiểu đây là lời tự sự của nhân vật chính trong thơ. Nhân vật thơ này, đã phải gồng
mình để lắc đầu với bao cám dỗ, để sống an yên trong thế giói nội tâm của mình.
Trong phần thượng giải:
“Không bóng thuyền qua biển vẫn chờ
Không
lời ước hẹn cũng nên thơ.
Không
duyên chi gặp xui buồn nhớ?
Không phút nào
vơi bước dại khờ.”
Tác
giả đã KHÔNG với 4 thứ sắc hình: KHÔNG một bóng thuyền qua, mà biển muôn năm vẫn
mặn mòi, vẫn vỗ sóng hôn bờ
cát;
KHÔNG cần có lời ước hẹn nào cả, mà cuộc đời ta vẫn cứ nên thơ; KHÔNG có duyên
nợ gì, thì đâu phải buồn, phải nhớ; và biết rằng, trong cõi ta bà này, luôn KHÔNG
vơi bước dại khờ rình rập. Người thơ nêu ra 4 quy luật tự nhiên, 4 điều thường thấy trong
cuộc đời… để sống cho vững
vàng, ít hệ lụy nhất, cho tâm hồn được thanh thản.
Trong
phần hạ giải, 4 câu sau:
“Không kết chỉ hồng thay Nguyệt Lão
Không
màng tình khúc biệt Ngu Cơ.
Không
vương cõi tạm bồ đề giác
Không sắc không
hình sạch bụi nhơ.”
Nhưng
tâm trạng người thơ đầy mâu thuấn. KHÔNG, KHÔNG ĐẤY, nhưng nàng biết; không thể
thoát sao được cái tính trời đã cài đặt cho bất kỳ ai. Cho nên đôi lúc nàng cũng đành.
Nàng không bao giờ dám tự liều theo bản năng, mà phải đặt mình vào sự an bài của
ông Tơ, bà Nguyệt, để cầu sự may rủi mà thôi.
“Không kết chỉ hồng thay Nguyệt Lão”
Câu
này người thơ đã tiêu cực trước bài toán đa nghiệm của cuộc đời chăng? Và sái lắm
với câu:
“Không màng tình khúc biệt Ngu Cơ.”
Nàng
Ngu Cơ tài sắc tuyệt vời là vợ của vị anh hùng cái thế Hạng Võ. Mối tình đẹp
hơn cả một bài thơ. Do thất cơ lơ vận, Hạng Võ có sức địch muôn người lại bị bại
trận.
Hạng
Võ vốn có dư sức phá được vòng vây trăm vạn địch quân, nhưng chàng lại bận tâm
vì làm thế nào để bảo vệ cho được người ngọc. Ngu cơ biết ý, đã bất ngờ, rút
gươm tự vẫn, để kich động ý chí cho Hạng Võ. Mối tình ấy thật cao thượng biết
bao.
Có
lẽ người thơ muốn dùng tích này là chỉ dùng theo cái ý mối tình nồng nàn của cặp
tình trần ai vô nhị này mà thôi.
Nghĩa
là, nếu có được cái nồng nàn ấy thì ta vẫn không màng, không cần đến. Ta chỉ
thuận theo lẽ tùy duyên thôi.
Đến
cặp kết:
“Không vương cõi tạm bồ đề giác
Không sắc không
hình sạch bụi nhơ.”
Người
thơ nghĩ, thôi ta sẽ thoát cõi tạm này, ta phải hướng thân ta về với thế giới bồ
đề giác; cứ sống không sắc, không hình, vô ưu, vô ái là được thảnh thơi.
Qua
bài thơ, ta thấy người thơ đang có một tâm trạng đầy mâu thuẫn, muốn dấn thân
vào đời nhưng lại sợ túc trái tiền duyên. Muốn ‘KHÔNG SẮC KHÔNG HÌNH SẠCH BỤI
NHƠ”, nhưng lòng trần đâu dễ dứt; còn cha mẹ, con cái, còn bao nhiêu chút tình
riêng tư trắc ẩn khác.
Trong
khi ngổn ngang trăm mối bên lòng, người thơ đã mượn bài thơ 8 chữ “KHÔNG”, để thể hiện nỗi trăn trở.
Nhưng
tôi tin rằng, với nghị
lực sống của mình, người thơ sẽ sáng suốt lái bè lau, vượt qua sóng gió, để cặp
bến bờ hạnh phúc.
Chúc
mừng Hoa Đăng với bài KHÔNG chứa đựng văn hóa
thiền êm dịu.
Hà Nội, 28-3-2021.
NGUYỄN ĐỨC THỤ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét