Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Hội thơ Đường luật Việt Nam là tổ chức văn hóa – xã hội tự nguyện, một sân chơi trí tuệ, nhân văn

Diễn văn tại lễ k niệm 15 năm thành lập Hội thơ Đường luật Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2920, do Nhà báo, Nhà thơ Kim Quốc Hoa trình bày.


Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Cách đây 15 năm, đất nước trải qua ngót 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đồng thời trên mặt trận văn hóa chúng ta thực hiện Nghị quyết Trung ương V, Khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cũng là thời điểm ra đời Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam”, nay là Hội Thơ Đường luật Việt Nam. Đó là một dấu mốc đặc biệt quan trọng cho những người yêu mến thơ Đường luật có một sân chơi tao nhã, trí tuệ, mang giá trị nhân văn đích thực.
Năm 2019, Hội chúng ta đã chuẩn bị chu đáo để tổ chức đồng thời ba sự kiện: K niệm 15 năm thành lập Hội (2005 – 2020), Đại hội lần thứ III nhiệm k 2020 2025 và Ngày hội thơ Đường luật toàn quốc lần thứ 15 tại Hà Tĩnh theo truyền thống như kế hoạch đã định. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 bùng phát nên toàn thể hội viên triệt để thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyết sách “Chống dịch như chống giặc”, phải ngừng các hoạt động, trong đó có việc tổ chức 3 sự kiện nói trên vào tháng 3 vừa rồi.
Đại dịch covid-19 là một thảm họa của nhân loại, gieo rắc dịch bệnh tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đên hôm nay khoảng gần 11 triệu người mắc và hơn 50 vạn người tử vong. Dịch covid-19 diễn ra nguy nan hơn cả chiến tranh, làm đảo lộn trật tự thế giới, gây khủng hoảng kinh tế, đời sống con người. Vào thời điểm này, một số châu lục và hàng loạt quốc gia còn đang điêu đứng bởi đại dịch hoành hành, nặng nề nhất như Hoa Kỳ, Braxin, một số nước ở Châu Âu và Nam Mỹ. Tại Trung Quốc, đại dịch bùng phát trở lại ở Bắc Kinh thì tại Việt Nam chỉ có 355 ca mắc, 330 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Đến hôm nay, trải qua 75 ngày Việt Nam không có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Điều k diệu là đất nước ta với 100 triệu dân không ai bị bỏ lại phía sau, đặc biệt không có ca nào tử vong. Chính phủ giành 62.000 tỉ đồng ngân sách Nhà nước hỗ trợ các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và người lao động mất việc làm. Năm 2020, đất nước ta có nhiều ngày k niệm lớn và là năm Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, là năm Chủ tịch ASEAN 36 đang diễn ra thuận lợi. Nhờ toàn dân và cả hệ thống chính trị vào cuộc, chúng ta giành thắng lợi to lớn mang tầm vóc lịch sử mà nhiều chính khách ví như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 hay Đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong đại dịch này, hầu hết các quốc gia lâm vào khủng hoảng kinh tế, thậm chí khủng hoảng chính trị như ở Mỹ hay quan hệ Mỹ – Trung. Theo nhận định của Ngân hàng thế giới, kinh tế nước Mỹ tăng trưởng âm 8%, các nước dùng đồng tiền EURO cũng tăng trưởng âm 10% thì Việt Nam giành thắng lợi kép: Vừa chiến thắng đại dịch covid-19 vừa đạt mức tăng trưởng kinh tế 2,7 %, đứng đầu các nước ASEAN và cả khu vực châu Á. Thắng lợi đó có được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm chiến lược của Nhà nước, Nhân dân ta và cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần và ý chí “Chống dịch như chống giặc”. Nhờ thắng lợi k diệu của “cuộc chiến mang tầm thời đại” này mà nhân dân ta sớm có cuộc sống bình yên – tất nhiên không vội chủ quan – và cũng nhờ đó, hôm nay, giữa Trung tâm Thủ đô của cả nước, chúng ta có mặt tại đây để tham dự lễ k niệm 15 năm thành lập Hội và tiến hành Đại hội lần thứ III sau 9 năm mong đợi.
Thay mặt Ban Chấp hành và Ban Tổ chức, tôi đề nghị chúng ta nhiệt liệt chào mừng chiến thắng đại dịch covid-19, chào mừng các vị khách quý, đại biểu trong cả nước về dự sự kiện có ý nghĩa này.


Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Từ cuối những năm 90 thế k trước đến năm 2004, ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng và phía Bắc miền Trung, một số trí thức, nhà giáo đã khởi xướng, hình thành các “Chiếu Thơ Đường” hay “Câu lạc bộ Thơ Đường”, tập hợp những người yêu thích thể thơ trí tuệ, trang nghiêm, cổ kính mang tính truyền thống tồn tại hơn một nghìn năm ở nước ta. Đầu năm 2005, cố nhà giáo Nguyễn Văn Vang (tức nhà thơ Hoài Yên) đứng ra tập hợp các nhóm, rồi các CLB có xu hướng sáng tác, ngâm vịnh thiên về thể thơ luật Đường, tạo một sân chơi trí tuệ, trang nghiêm, dựa vào Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, thành lập Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam và họp Đại hội lần thứ nhất do ông làm Chủ nhiệm. Ba năm sau, năm 2008 CLB bầu ông Nguyễn Huy Đài là người đứng đầu thay nhà thơ Hoài Yên. Năm 2010, Chủ tịch Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam quyết định đổi tên CLB thành Hội UNESCO Thơ Đường Việt Nam. Trong những năm khởi thủy ấy, các thi hữu lão thành có sáng kiến hàng năm tổ chức luân phiên Ngày hội thơ Đường toàn quốc tại địa phương: Hà Nội (2 lần), ri ở Huế, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Tây Nguyên; xuất bản nhiều tập Thơ, số chuyên đề theo thể Đường luật mang tên “Thắp sáng Đường thi”.
Được Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam bảo trợ, ngày 13/3/2011 Hội UNESCO Thơ Đường Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II tại Thủ đô Hà Nội, có 245 hội viên tham dự, bầu BCH với 19 ủy viên do nhà báo Kim Quốc Hoa, Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi làm Chủ tịch. Đại hội thông qua Điều lệ, tổng kết chặng đường 6 năm dưới hình thức CLB và xây dựng chương trình hành động có những sáng tạo mới. Cuối năm 2012, Hội tách ra khỏi Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam chuyển về trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc (nay là Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và K thuật Việt Nam. Năm 2015, Giáo sư Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc làm Chủ tịch Hội cho đến nay. Với hơn 2.500 hội viên thuộc gần 80 cơ sở trong cả nước, Hội vừa xây dựng, củng cố, phát triển vừa đẩy mạnh hoạt động trên các mặt sáng tác, quảng bá, bảo tồn và nghiên cứu khoa học về thơ Đường luật, góp phần vào trào lưu văn học đại chúng ở nước ta.
Bám sát tôn chỉ mục đích và phát huy truyền thống, hàng năm cứ sau dịp Ngày Thơ Việt Nam, chúng ta tổ chức Ngày hội Thơ Đường luật toàn quốc như ở Bắc Giang (2011), Hạ Long (2012), Thanh Hóa (2013), Phú Thọ (2014), Bắc Ninh (2015), Đà Nẵng (2016), Nghệ An (2017), Hải Phòng (2018) và Bà Rịa Vũng Tàu (2019). Năm 2020 kế hoạch tổ chức Ngày hội lần thứ XV tại Hà Tĩnh được chuẩn bị công phu nhưng không thực hiện được do đại dịch Covid-19. Cùng với những Ngày hội đó, Hội xuất bản các tập “Thơ Đường luật Việt Nam”, mỗi tập dày từ 1.200 trang đến 1.480 trang, đăng thơ mới sáng tác của hàng nghìn hội viên; Hầu hết các Hội cơ sở cũng đã xuất bản khoảng gần 1.000 đầu sách chuyên về thơ Đường luật. Từ năm 2012 đến nay, Hội thiết lập và vận hành trang thông tin điện tử (website): “thơduongdatviet.com” nay là “thoduongluatvietnam.com”. Từ năm 2015, Hội xuất bản định k chuyên san Thơ Đường luật (hàng quý) như một cơ quan ngôn luận, phát hành rộng rãi trong hội viên, vừa phổ cập sáng tác vừa quảng bá, trao đổi học thuật về thơ Đường luật rất thiết thực, bổ ích. Năm nào, Hội cũng tích cực tham gia với Hội Nhà văn Việt Nam Ngày Thơ Nguyên Tiêu ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) và các Hội cơ sở đều tham gia tại địa phương mình. Hội còn tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo khoa học với sự hưởng ứng của nhiều chính khách, nhà nghiên cứu văn học, nhà thơ, nhà văn hóa,v.v… Đó là các hội thảo mang chủ đề: “Thơ Đường luật của Tú Xương”; “Thơ Đường luật đầu thể k XX”; “Chủ tịch Hồ chí Minh với Thơ Đường luật” và “Thơ Đường luật đời Lý” được tổ chức tại Nam Định, Hà Nội và Bắc Ninh vào những năm gần đây. Hàng chục Hội cơ sở cũng thiết lập Trang điện tử, xuất bản chuyên san nội bộ, mở cuộc thi thơ, tổ chức hội thảo,v.v…
Theo nhận định của một số học giả, nếu tổng hợp Di sản thơ Đường luật từ các triều đại Lý, Trần, Lê, Trịnh, Mạc, Nguyễn đến giai đoạn đầu thế kỷ XX và trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đặc biệt là từ khi nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, thì phong trào phục hưng thơ Đường luật khởi sắc, mang tính đột phá, với số lượng thơ Đường luật được công bố trên văn đàn ước tính hơn 200.000 bài (gấp hơn 4 lần tổng số bài của đời nhà Đường, Trung Quốc); riêng trong các thập k gần đây số bài đã công bố chiếm 2/3 trong tổng số đó. Đây là một thành tựu nổi bật của thơ Đường luật với sự nòng cốt của Hội thơ Đường luật Việt Nam đóng góp vào văn hóa nói chung, văn học nói riêng của nước nhà, cả cho sự phát triển của ngành xuất bản và in, góp phần làm sâu sắc, phong phú, đa dạng thêm đời sống văn hóa, tinh thần trong cộng đồng, xã hội.
Đối với văn học Việt Nam, lĩnh vực thơ ca có nhiều thể loại. Tuy nhiên, thể thơ Lục bát và thơ Đường luật phải tuân thủ nghiêm ngặt niêm luật, gieo vần. Sáng tác hai thể thơ này nếu viết không tuân thủ quy luật, nghệ thuật, bút pháp thì thơ không có hồn, bạn đọc khó chấp nhận. Thậm chí thơ Đường luật đòi hỏi viết công phu và “k tính” hơn thơ Lục bát bởi sự ràng buộc vào số câu (ngũ ngôn, lục ngôn, tứ tuyệt, thất ngôn bát cú...) bảo đảm nguyên tắc gieo vần, niêm luật và phải đối ở 2 cặp Thực và Luận,v.v… Vậy mà, số người tham gia vào Hội thơ Đường luật vẫn có hàng nghìn hội viên.


Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Chặng đường 15 năm là một giai đoạn ngắn ngủi so với lịch sử văn học nước nhà nhưng lĩnh vực thơ Đường luật là một dòng chảy liên tục qua nhiều triều đại phong kiến, dưới chế độ thực dân cho đến thời đại Hồ Chí Minh. Chính Bác Hồ là một thi sĩ Đường luật lớn. Tác phẩm của Người như “Nhật ký trong tù” và nhiều bài thơ Đường luật khác rất sáng giá về bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ độc đáo, giàu trí tuệ và sự trong sáng tiếng Việt.
Hội thơ Đường luật Việt Nam là một tổ chức văn hóa – xã hội tự nguyện, hoạt động phi lợi nhuận, coi thơ Đường luật là di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, nguyện tiếp tục đẩy mạnh phong trào sáng tác, quảng bá, bảo tồn và nghiên cứu nhằm tôn vinh “báu vật” giàu trí tuệ này để không chỉ gìn giữ mà còn không ngừng phát triển.
Trong thời gian qua, ở đâu đó, nơi này nơi kia, người này người khác có quan niệm dị biệt, thiếu thiện chí với thơ Đường luật, gợn lên ý tứ cho Đường luật là loại thơ của phương Bắc, cổ hủ, lạc hậu nên thiếu tôn trọng, đối xử thiếu bình đẳng, không công bằng. Còn chúng ta, nhận thức đúng đắn về di sản quý báu này trong dòng chảy văn học nước nhà nên tự tin, mạnh dạn tiếp thu tinh hoa, kế thừa, bằng mọi cách giữ gìn, phát triển thể thơ truyền thống này trường tồn với thời gian, lưu truyền mãi với lịch sử văn học và bản sắc văn hóa. Bằng tâm nguyện của mỗi cán bộ, hội viên nhiệt huyết, chúng ta tiếp tục nuôi khát vọng, tiếp tục bứt phá trên con đường không mấy thênh thang, bằng phẳng nhưng tràn đầy niềm tin vào tương lai tươi sáng.
Ôn lại chặng đường 15 năm, Hội chúng ta khẳng định một hướng đi đúng đắn, từng vượt qua gập ghềnh để tiếp tục vươn lên, tiếp tục khẳng định giá trị nhân văn, tử tế của Thơ Đường luật. Nhân dịp k niệm 15 năm thành lập:
- Chúng ta bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc các nhà sáng lập, các bậc lão thành tạo dựng lên sân chơi bổ ích, thiết thực và trí tuệ.
- Cảm ơn Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam!
- Cảm ơn Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc!
- Cảm ơn Liên hiệp các Hội Khoa học và K thuật Việt Nam!
- Cảm ơn Đảng bộ, Chính quyền, ngành Văn hóa các địa phương đã giang rộng cánh tay để Hội nương tựa, hoạt động đúng với tôn chi mục đích!
- Cảm ơn các vị đại biểu, khách quý có mặt hôm nay!
Kính chúc các vị đại biểu, khách quý luôn khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, chung tay xây dựng Hội Thơ Đường luật Việt Nam ổn định, hiệu quả, không ngừng phát triển, xứng tầm trong đời sông văn hóa, văn học nước nhà!
Xin chân thành cảm ơn!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét