Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2019

Lưu luyến Vũng Tàu



Vũng Tàu đẹp lắm bạn lòng ơi!
Nước biếc mây xanh lộng đất trời.
Nghĩa cũ phá thừa tâm chẳng đổi
Tình xưa thực luận chí khôn dời.
Bãi Sau nhớ mãi thơ Đường luật
Bãi Trước thương hoài sóng biển khơi.

Chùm xướng họa: VUI HỘI HOA BAN



Bài xướng:
Vui hội Hoa Ban

Năm nay tới dự Hội Hoa Ban
Giám khảo đổi ngôi, mỗ mới nhàn.
Rượu ngọt, trà thơm, cười túy lúy
Hoa tươi, người đẹp, ngắm miên man.
Đào tiên mời nếm, không lo rởm
Vú sữa khuyên dùng, chẳng sợ gian.

Rét Nàng Bân



Trong này thèm cái rét Nàng Bân
Gió tạt mưa giăng nhớ bội phần.
Thương sắc gạo rơi hồng kín lối
Xót mầu xoan rụng tím đầy sân.
Người còn mải miết câu đan áo
Ta vẫn chông chênh chữ ghép vần.

Chùm xướng họa: NI CÔ



Bài xướng:
Ni Cô

Cổ tự đêm Đông gió chuyển mùa
Tay ai lần hạt nhịp chày khua.
Cành lan cõi Phật hương thơm ngát
Trái khế sân chùa vị chát chua.
Tượng gỗ mỉm cười cùng nắng gió
Người đời lầm lũi với mây mưa.

Chùm xướng họa: TÌNH THI HỮU



Bài xướng:
Tình thi hữu

Tâm đồng gắn bó mãi bền lâu
Đất Bắc trời Nam kết nghĩa cầu.
Bạn xướng thất ngôn ngân mỗi chữ
Ta hòa ngũ vận thắm từng câu.
Tương tư mặc khách ôm thơ túi,
Mộng tưởng tiên nhân quẩy rượu bầu.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2019

Chùm xướng họa: GIÃ BẠN



Bài xướng:
Giã bạn

Hội đã tan rồi để ngẩn ngơ
Rưng rưng mắt lệ nhớ vô bờ.
Thôi đành tạm biệt gìn ao ước
Phải chịu chia lìa giữ mộng mơ.
Kẻ ở nơi này tình mãi đợi
Người sang chốn ấy dạ luôn chờ.

Hẹn đến mùa sau



Nở rộ ngàn hoa biển Vũng Tàu
Thơ Đường hội ngộ nghĩa tình sâu.
Đêm dài chẳng đủ lòng nhung nhớ
Ngày ngắn tày gang dạ nhuốm sầu.
Tiếng hát bay cao còn vọng mãi
Giọng ngâm trầm ấm sẽ vang lâu.

Về hội thơ



Đường xa vạn dặm phải đi tàu
Bạn hữu ba miền gặp gỡ nhau.
Ngắm cảnh trời mây... Ôi tuyệt đẹp!
Nhìn thành phố biển... Thật sang giàu.
Thi nhân thổi sáo ngâm thơ trước
Nghệ sĩ đệm đàn hát nhạc sau.

Mừng đại tiệc thành công



Bà Rịa Vũng Tàu tiết tháng ba
Khắp nơi lộng lẫy sắc cờ hoa.
Đường thi mở hội văn nhân tới
Phú lục chào xuân bạn hữu qua.
Kỳ trước hồng tươi Hoa Phượng Đỏ
Năm này rạng rỡ Lê-Ki-Ma.

Xướng họa: LỄ HỘI TÌNH THƠ

Cảm tác nhân Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ XIV.



Bài xướng:
Lễ hội tình thơ

Ba miền bạn quý đã về đây
Gặp gỡ là thêm kỷ niệm dầy.
Bà Rịa hoa ngời trong dải nắng
Vũng Tàu biển rạng dưới làn mây.
Chào anh, tiếng nhạc tưng bừng trỗi
Đón chị, lời ca rộn rã bày.

Chùm xướng họa: TỰ TÌNH THƠ



Bài xướng:
Tự tình thơ

Thơ phú xem chừng lợi mấy đâu
Suốt ngày suy nghĩ rối bung đầu.
Hồn thơ bay bổng dăm ba chữ
Niêm luật buộc ràng bảy tám câu.
Tốn rượu tốn trà vui bỏ việc
Hao tiền, hao bạc chuốc thêm sầu.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

Biển về đêm



Về nơi phố biển ngạt ngào hương
Sóng nước nên thơ cảnh lạ thường.
Chiều xuống mây giăng treo cuối phố
Đêm về trăng tỏa nhú đầu nương.
Du dương sóng biển hòa hơi khói
Tha thướt hương rừng quyện gió sương.

Chia tay…



Giã bạn, thôi đành… giữa bến thơ
Còn ai bịn rịn đến bao giờ…
Rưng rưng mắt đẫm thay lời ước
Chúm chím môi hồng ngỏ ý mơ.
Chị ở trong này lưu chữ đợi
Em đi chốn đó giữ câu chờ.

Thương mãi...



Ai về đại hội Vũng Tàu yêu
Xướng họa giao lưu ngắm biển chiều.
Đẩy mái Thi Đường trao chữ mến
Khua chèo Lục Bát gửi lòng xiêu.
Tình Nam thắm thiết ghi nghìn ảnh
Nghĩa Bắc thân thương khắc vạn điều.

Nhớ...!



Lễ hội Đường thi bế mạc rồi
Lòng ta xao xuyến mãi không thôi…
Chia tay thầy giáo lần sau gặp
Tạm biệt thi nhân ước tái hồi.
Khoảng vắng cồn cào cay khóe mắt
Cuối ngày bịn rịn mặn làn môi.

Từ Đường thi đến thơ Đường luật Việt Nam

Nếu trong kho tàng văn học Việt Nam, thơ ca là một vườn hoa đa sắc màu, với nhiều thể loại như ca dao, tục ngữ, câu đố, thơ lục bát, câu đối, thơ tự do,... thì thơ Đường luật là một bông hoa đặc sắc nhất nhì trong vườn hoa đó. Rất nhiều những bậc danh nhân, hào kiệt như Lý Thường Kiệt, Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Lê Thánh Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Hồ Chí Minh,… cũng như các thi nhân nổi tiếng từ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan cho đến gần hơn là Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Tú Xương,… cũng đều đã từng có những bài thơ Đường nổi tiếng làm giàu đẹp cho thơ ca Việt Nam.

Tại gian trưng bày triển lãm tác phầm thơ Đường luật Việt Nam
tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thơ Đường bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng trở nên thịnh hành từ thời nhà Đường (Trung Quốc). Triều đại nhiều biến động ấy kéo dài gần 3 thế kỷ, từ năm 618 đến năm 907. Trải suốt 4 thời kỳ sơ Đường, thịnh Đường, trung Đường và vãn Đường đã quy tụ được khá nhiều vị vua thông minh, hiếu học và yêu chuộng văn chương nên văn học thời nhà Đường phát triển rất mạnh mẽ, và thể loại được chú trọng nhất trong thời kỳ này chính là thơ ca. Gần như những tên tuổi lớn nhất của thi ca Trung Quốc như Lý Bạch, Thôi Hiệu, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Bột, Mạnh Hạo Nhiên,… cùng nhiều kiệt tác thơ ca như Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu), Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị), Hiệp khách hành (Lý Bạch), Thạch Hào lại (Đỗ Phủ), Phong Kiều dạ bạc (Trương Kế), Đề tích sở kiến xứ (Thôi Hộ), Ẩm tửu khán mẫu đơn (Lưu Vũ Tích),…  đều được ra đời trong thời kỳ này.

Ra mắt tập thơ Đường luật 1.100 tác phẩm viết về Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong 2 ngày 21 và 22-3-2019, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (số 147, đường 27-4, TP. Bà Rịa), Hội thơ Đường luật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh đã khai mạc Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ 14, năm 2019. Ngày hội có nhiều hoạt động nhằm tôn vinh thể thơ Đường luật, đồng thời là sân chơi cho các nhà thơ giao lưu, chia sẻ niềm đam mê thi ca.

Không gian thơ Đường tại Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ XIV.

Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam có sự tham dự của hơn 800 tác giả thuộc 72 chi hội thơ Đường luật của 41 tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngày hội diễn ra các hoạt động: giao lưu thơ ca, khen thưởng các chi hội, hội viên có hoạt động sáng tác xuất sắc năm 2018, đặc biệt là giới thiệu tập thơ “Bà Rịa Vũng Tàu qua những áng thơ Đường luật” và ra mắt tập thơ “Thơ Đường luật với thành phố biển dầu”.

Khai mạc Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ 14

Sáng 22-3-2019, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (số 147, đường 27-4, TP. Bà Rịa), Hội thơ Đường luật Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao tỉnh đã khai mạc Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ 14, năm 2019. Hội thơ thu hút hơn 800 nhà thơ đến từ 72 chi hội thơ Đường luật của 43 tỉnh, thành trên cả nước về dự.

NSƯT Nguyễn Thế Phiệt, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn 
và Phát huy Văn hóa dân tộc đánh trống khai mạc Ngày hội.

Cùng hẹn năm sau...



Ngày mai rời Lễ hội thơ Đường
Chợt thấy lòng tôi bao vấn vương.
Thi hữu chia xa về mỗi ngả
Anh em giã biệt đến muôn phương.
Vũng Tàu ghi đậm niềm yêu mến
Bà Rịa in sâu nỗi luyến thương.

Vũng Tàu giã bạn



Bà Rịa “Ngày Thơ... kết vẹn thề
Hội Đường Nam Bắc nối duyên quê.
Hăm Hai”(*) gói lại niềm khao khát
Mười Bốn”(**) đi qua nỗi bộn bề.
Câu chữ tâm khai hồng ước vọng
Văn chương trí tuệ sáng đam mê.