Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019
Bài thơ “Đèo Ba Dội” của Hồ Xuân Hương – một sự phá cách tuyệt vời
Một số người hiện nay quá quan trọng hóa đến
các “lỗi”, “bệnh” trong thơ Đường luật, nhưng chính những nhà thơ Đường điển
hình nhất như Lý Bạch, Đỗ Phủ,…
hoặc các nhà thơ lớn của Việt Nam trước đây như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà
Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, v.v… lại sẵn sàng “phá cách” để tạo ra
bài thơ có giá trị cao hơn. Các bài thơ của họ mang đầy đủ nét đẹp đặc trưng của
thơ Đường luật, có giá trị cao cả nội dung và nghệ thuật, nhưng không quá câu nệ
vào một số các quy định quá chi tiết, miễn sao đạt được tối đa cái nhà thơ muốn
thể hiện.
Ở đây xin nói về bài thơ “Đèo Ba Dội” của Hồ Xuân Hương:
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét, tùm hum nóc
Hòn đã xanh rì, lún phún rêu.
Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019
Mắc mưa
Chuyện
kể rằng,
thầy Đàm Thuận Huy
(thế kỷ 15) nổi tiếng có nhiều học trò giỏi. Một hôm, lúc tan học thì trời đổ
mưa to, học trò không về được, thầy bèn ra vế thách đối để thử tài học trò:
“Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách” (雨無鈐鎖能留客 – Mưa không có then khóa mà có thể giữ được
khách).
Mỗi
học trò đều có vế ứng đối. Câu chỉnh nhất là của Nguyễn Giản Thanh (chữ Hán: 阮簡清; 1482–?) như sau: “Sắc bất ba đào dị
nịch nhân”
(色不波濤易溺人 – Cái sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn
sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người).
Mùa
hè đến, chắc rằng ai cũng có lần bị mắc mưa, nhưng mắc mưa trong “hoàn cảnh trớ trêu” thì không biết có những
ai. Tôi có ý thích dịch các câu đối nổi tiếng
ra tiếng Việt,
rồi mượn ý câu đối đó làm cặp luận cho bài thơ Đường luật:
Bài xướng:
Mắc mưa
Được ngày thong thả đến nhà em
Trời nổi cơn giông, gió sập rèm.
Cũng định ra về, e áo ướt
Đã toan từ giã, sợ người im.
Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019
Chùm xướng họa: MỘT LỜI RĂN
(Tung
hoành trục khoán)
“Giầu
sang phú quý đừng cậy của
Nghèo khó vươn lên chớ nản lòng.”
Bài xướng:
Một
lời răn
Giầu có đừng quên lúc cạn dòng
Sang, hèn thế cuộc biết sao đong.
Phú là do: gốc Nhân chăm đắp
Quý bởi vì: cây Đức biết trồng.
Đừng vội, chớ chùn khi vượt ải
Cậy buồm, lựa sóng lúc sang sông.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)