Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2020
Sự màu nhiệm
Ai biết thơ Đường hẳn nhớ bài thơ “Hoàng Hạc
lâu” của Thôi Hiệu. Thơ đề trên lầu Hoàng Hạc nổi tiếng đó giờ càng gợi nhớ bởi
nó gắn liền với địa danh Vũ Hán, nơi mà con virut corona nảy sinh rồi hoành
hành làm thế giới điên đảo.
“Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch
vân thiên tải không du du…”
Dịch thơ:
“Hạc
vàng đi mất từ xưa
Nghìn
năm mây trắng bây giờ
còn bay.”
(Tản Đà dịch)
Hình
ảnh đẹp đẽ của hạc vàng một đi không trở lại gợi nỗi hoài trong mỹ cảm văn
chương, nhưng nếu vận vào chuyện thời sự với thân phận những người đi tránh nạn
dịch bây giờ có lẽ niềm thương nhớ cố hương đang dằng dặc trên mọi nẻo đường.
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2020
Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020
Thơ luật Đường "Ngũ độ thanh"
Trong
các buổi giao lưu, sịnh hoạt của Câu lạc bộ, nhiều tác giả đã trình bày thơ ngũ
độ thanh. Song vẫn còn một số hội viên chưa nắm được luật chơi, cũng như những
quan niệm khác nhau về thể thơ này.
Vậy
thơ “Ngũ độ thanh” là gì và xuất phát từ đâu?
“Từ điển tiếng Việt” định nghĩa: “Thanh là nói tắt của thanh điệu”.
Trong
tiếng Việt của chúng ta có 6 thanh (2 thanh bằng, 4 thanh trắc). Vì thế, trong
một câu thơ thất ngôn, nhiều nhất gồm 6 thanh khác nhau. Trong một câu thơ luật
Đường ngũ độ thanh có thể gồm 6 thanh hoặc 5 thanh khác nhau, ít nhất phải có 5
thanh. Có lẽ vì thế, người ta mới gọi là thơ “Ngũ độ thanh”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)