Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

Các phép đối trong thơ Đường luật (Kỳ 3)


Phép đương đối, gồm: Cú trung đối và Tựu cú đối.
Nếu xét về đối từ loại như chỉnh đối thì đôi khi thấy bất đối. Nhưng đây là phép đối mỗi câu trong liên điều có tiểu đối, lấy nội đối nội. Cái hay của phép đối này là đối rất thoáng, đôi khi lại diễn đạt được nhiều hàm ý hơn:



Sáo thổi đờn ca nào kém mấy
Luận thơ chẩn bệnh cứ hay là...

3/- Phép cú trung đối:
Là phép đối khi ngoài mỗi câu trong liên có tiểu đối thật chặt thì vế còn lại phải đối với nhau, như:

Tháng rộng ngày dài luôn giữ thắm
Lời thề buổi hẹn mãi hằn sâu

Tháng rộng > < ngày dài
Lời thề > < buổi hẹn
Luôn giữ thắm > < mãi hằn sâu

Tiền bạc đôi khi mờ lý trí
Bao lần danh lợi đếm thời gian

Tiền bạc > < lý trí
Danh lợi > < thời gian
Đôi khi > < bao lần
Mờ > < đếm
Tiền bạc > < danh lợi
Lý trí > < thời gian
(Cặp này còn có giao cổ đối)


ĐÁNH GÔN
(Cú trung đối, lưu thủy đối, tứ đối)

Cứ phải ôm đồm việc đánh gôn
Thế nên trầy trật khiến chân chồn.
Năm lần bảy lượt chùn luôn gối
Vượt suối băng đồi nhổng cả trôn.
Cứ tưởng dễ dàng tìm miệng lỗ
Nào ngờ rối rắm tính đường côn.
Giá như lượng sức mà cân nhắc
Có lẽ bao người chẳng mấy nôn!
Quang Cao


CON LƯƠN
(Cú trung đối, bát vận đồng âm)

Tạo hóa sẵn bày một kiếp lươn
Tròn thon trơn nhẵn khéo dò đường.
Nhiều hôm tối mịt không nhầm hướng
Lắm bữa mù mờ vẫn đúng phương.
Đất cỗi ruộng cằn chê khó rướn
Ao sâu bùn nhão thích hay trườn.
Của ngon lắm kẻ mơ màng hưởng
Xào xáo hả hê... mấy chán chường!
Quang Cao


NHÀ
(Kỵ đề, tiệt hạ, tập danh
Giao cổ đối, cú trung đối)

Bụi trần lắm nỗi bởi quanh ta...
Hãy gác một bên thế mới và...
Tường tận nguồn cơn nên đón những...
Kệ bao điều tiếng dẫu phiền hà...
Hiên ngang phải lẽ bằng lòng đến...
Do dự kì kèo để lối qua...
Quên hẳn buồn sân cùng nghĩ chốn...
Phòng thân ai chẳng có nhưng mà...
Quang Cao

Tập danh: trần, gác, tường, kệ, hiên, kèo, sân, phòng.

(Còn nữa)
QUANG CAO

* Xem lại: Kỳ 2
* Xem tiếp: Kỳ 4

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét