Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

Các phép đối trong thơ Đường luật (Kỳ 2)


2/- Phép lưu thủy đối: Chúng ta dùng các tiếp đầu ngữ để câu trên và câu dưới đọc nghe liền mạch như dòng nước chảy thông suốt lưu loát:

“Như thể nghe ra còn cảm hứng
Nào hay đọc lại hết ưa dùng”

Đôi khi vế sau thất đối cũng được:

“Cũng bởi lòng đầy xao xuyến nhớ
Làm cho thờ thẫn cứ trông chờ”

Cả hai câu bổ nghĩa cho nhau mạch lạc. Có thể xem câu trên là nguyên nhân và câu dưới là kết quả. Phép lưu thủy đối thường rất phóng khoáng, có khi thoáng như chẳng đối chút nào. Đây là thế ưu rất tuyệt của lưu thủy đối. Tuy nhiên, tránh lạm dụng thành quen dẫn tới sau này dùng phép chỉnh đối gặp khó khăn. Tốt nhất vế sau ta nên đối thật chặt mới hay.


CUỘC CỜ
(Lưu thủy đối, tựu cú đối)

Thế cuộc xưa nay vẫn vậy mà
Ván cờ chiến lược bạn cùng ta.
Giá mà nhường nhịn chừng hay mấy
Cứ phải thắng thua rõ khổ là...
Nửa lạng tám cân bền gắn kết 
Thế giành kế hiểm sớm rời xa.
Bao điều huyền diệu cùng khai sáng
Hợp ý đồng tâm mãi mãi hòa !
Quang Cao



NGHỀ GIÁO
(Cú trung đối, lưu thủy đối)

Nhận nào được mấy chỉ luôn cho
Tâm huyết bao năm với các trò.
Phấn trắng bảng đen thời mở lối
Tròn duyên vẹn nghĩa kiếp đưa đò.
Hầu như lẽ phải thường khuyên nhủ
Cũng giống điều hay mãi dặn dò.
Để được mọi người luôn kính trọng
Con đường thử thách khá cam go!
                                                                                       Quang Cao




BÁT CHÂN GIÒ
(Cú trung đối, lưu thủy đối)

Chân giò ngập bát thấy mà ghê
Có phải rằng đây của lợn sề?
Ngó tới nhìn lui... ôi... cũng ớn
Chưa dùng chẳng nếm... ối... đà phê!
Giá như chế biến đừng phá cách
Đâu nỗi uống ăn buộc giữ lề.
Ẩm thực hằng ngày ai chả thích
Biện bày hấp dẫn lấy gì chê !?
Quang Cao

(Còn nữa)
QUANG CAO

* Xem lại: Kỳ 1
* Xem tiếp: Kỳ 3

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét