Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

Các phép đối trong thơ Đường luật (Kỳ 1)

Có rất nhiều quan điểm nói về phép đối trong thơ Đường luật:
* Hai cặp đối (cặp thực và cặp luận) là xương sườn của bài thơ.
* Dựa vào hai cặp đối để nói lên giá trị của bài thơ.
* Bài thơ bị thất đối thì không còn là bài thơ Đường luật nữa.


Chứng tỏ “phép đối” là điều kiện cần và đủ trong một bài thơ Đường luật.
Có hai loại đối:
I. Phép chỉnh đối
Là phép đối cơ bản và thông dụng nhất. Người làm thơ Đường luật phải nắm vững phép đối này mới có thể sử dụng những phép đối khác.
II. Phép khoan đối
Để cho một bài thơ Đường luật không còn đơn điệu và linh hoạt hơn (không chỉnh đối) còn có các phép đối khác. Nếu đọc một bài thơ Đường luật mà thấy không chỉnh đối, thì đừng nên vội phê phán là thất đối. Mà hãy xem có rơi vào các trường hợp khác như sau đây không: lưu thủy đối, cú trung đối, tựu cú đối, giao cổ đối, tá tự đối, phiến đối, bất đối chi đối, số đối... Nếu biết vận dụng các phép đối này đôi khi tránh được sự khô cứng, bị gò, trùng ý... từ phép chỉnh đối.
Tóm lại có rất nhiều cách đối trong thơ Đường luật:
1/- Phép chỉnh đối: Từ hay cặp từ của câu trên đối với từ hay cặp từ của câu dưới ở cùng vị trí tương ứng.


Tầm gửi

Tiền vơi việc mất lại không nhà
Nổi giận em liền sút thẳng ra.
Tơi tả áo quần quê muối mặt
Ê chề người ngợm toạc lòi da.
Quen nhầm sư tử cam đành chịu
Nghĩ tới chim lồng nhịn để qua
Kẻ nóng người nhu yên mọi chuyện
Lôi thôi gây sự lắm phiền hà!
Quang Cao


Quả bưởi

Quả bưởi nhà ai chín cận kề
Dễ gì cưỡng lại khỏi cơn mê.
Trẻ trai liếc vội... kìa quen thói
Già cả trông qua... ấy giữ lề.
Tươi thắm ương hồng bao kẻ ngỡ
No tròn căng mọng khối người phê.
Hữu duyên hà tất lo dùng thử
Nhỡ mấy ngọt ngào chớ vội chê!
Quang Cao

(Còn nữa)
QUANG CAO

* Xem tiếp: Kỳ 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét