Tìm kiếm Blog này

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

Ngưỡng



Rằng cho nhất nhất vẫn đâu nhiều
Thiên hạ ngó gì chẳng đáng nhiêu.
Lời đó lời đây tha thiết mặc
Bận này bận nọ sẵng sàng khêu.
Thặng danh sắc tỏ thành ra đỗi
Ngạo khí tôi cao dệt lấy điều.

Chùm xướng họa: ƯỚC…



Bài xướng:
Ước gì…

Tựa cánh chim bay tận biển trời
Tựa cơn sóng vỗ vượt trùng khơi.
Tựa vầng nhật nguyệt soi đêm tối
Tựa áng văn thơ dệt ý ngời.
Tựa giọt mưa lành xua nắng hạn
Tựa dòng suối mát nở hoa đời.

Nỗi lòng ly hương



Ô Thước làm sao để bắc cầu
Khi tình đã đoạn giữa sông sâu.
Trăm năm mãi nhớ hình non thẳm
Vạn thế còn ghi bóng nguyệt sầu.
Đất khách ngậm ngùi trông biển rộng
Quê người khắc khoải ngóng ngàn dâu.

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2019

Bài thơ “Đèo Ba Dội” của Hồ Xuân Hương – một sự phá cách tuyệt vời


Một số người hiện nay quá quan trọng hóa đến các “lỗi”, “bệnh” trong thơ Đường luật, nhưng chính những nhà thơ Đường điển hình nhất như Lý Bạch, Đỗ Phủ,… hoặc các nhà thơ lớn của Việt Nam trước đây như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, v.v… lại sẵn sàng “phá cách” để tạo ra bài thơ có giá trị cao hơn. Các bài thơ của họ mang đầy đủ nét đẹp đặc trưng của thơ Đường luật, có giá trị cao cả nội dung và nghệ thuật, nhưng không quá câu nệ vào một số các quy định quá chi tiết, miễn sao đạt được tối đa cái nhà thơ muốn thể hiện.


Ở đây xin nói về bài thơĐèo Ba Dộicủa Hồ Xuân Hương:

Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét, tùm hum nóc
Hòn đã xanh rì, lún phún rêu.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2019

Bãi tắm Thùy Vân



Trời xanh mây trắng lững lờ trôi
Bãi biển nơi đây đẹp tuyệt vời.
Ráng đỏ chiều tà in mặt nước
Trăng vàng đêm muộn rọi bờ môi.
Hè về náo nức người ôm sóng
Xuân tới nôn nao sóng níu người.

Tìm đến hội thơ Vũng Tàu



Tôi tìm đến hội hợp duyên nhau
Di sản Đường thi đất Vũng Tàu
Chốn ấy sân chơi, niêm luật vững
Nơi này điểm đến, tứ vần trau.
Tình thơ vấn vít không phai sắc
Nghĩa bạn vương tơ mãi đượm màu.

Ngâm thơ

Tặng Phạm Hiền.



Vẳng giọng mê huyền ngọt tiếng tơ
Lời em xao động bóng trăng mờ.
Vần bay điệu luyến say dường mộng
Tứ thả cung trầm thẳm tựa mơ.
Khắc khoải niềm yêu ngơ ngẩn tưởng
Mênh mang nỗi nhớ thiết thao chờ.

Cảm tác tuổi bảy mươi tư



Bồi hồi nhớ lại chặng đường qua
Bảy bốn xuân đời đến với ta.
Sương trắng nắng tràn vương mái tóc
Gió vờn mây giỡn vẳng lời ca.
Mỗi trang bài soạn văn bay bng
Bao chuyến đò ngang sóng thuận hòa.

Hạ cảm



Soi vào chén rượu tóc pha sương
Xác phượng hờn ve rụng đỏ đường.
Chốn đó nhà ta thành cố xứ
Nơi này đất khách hóa quê hương.
Xót lời thiếu phụ trong cung oán(*)
Thương tiếng Kiều Nhi khúc đoạn trường.

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Xướng họa: TRĂNG HOÀNG HÔN



Bài xướng:
Trăng hoàng hôn trên dòng Hương Giang

Vầng trăng khuyết lạnh thẳm trời xa
Gió thoảng buồm trôi vẫn nắng tà.
Nước chảy mơ màng xao sóng gợn
Mây trôi lãng đãng ửng vàng sa.
ơng Giang tản mãn thuyền câu hát
Núi Phụng tìm về bến hội ca.

Chùm xướng họa: GIÀ ẤM TÌNH GIÀ




Bài xướng:
Già ấm tình già

Đôi vợ chồng già sống với nhau
Lẽ đời thường thế có gì đâu.
Ông còn ham đọc văn và sử
Bà vẫn say trồng chuối với rau.
Xe pháo ông chơi nơi cửa trước
Cuốc cào bà mải mé vườn sau.

Chùm xướng họa: TÌNH THƠ



Bài xướng:
Tình thơ

Gặp khách tri âm sợ chóng già
Kéo thời gian lại muốn đừng xa.
Đôi phen mắt ngóng bàn trơ bút
Mấy bận tay đưa ấm nguội trà.
Những ước tương phùng nghiêng túi rót
Hằng mơ hội ngộ cạn bầu pha.

Mắc mưa


Chuyện kể rằng, thy Đàm Thuận Huy (thế kỷ 15) nổi tiếng có nhiều học trò giỏi. Một hôm, lúc tan học thì trời đổ mưa to, học trò không về được, thầy bèn ra vế thách đối để thử tài học trò:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách(雨無鈐鎖能留客 Mưa không có then khóa mà có thể giữ được khách).
Mỗi học trò đều có vế ứng đối. Câu chỉnh nhất là của Nguyễn Giản Thanh (chữ Hán: 阮簡清; 1482–?) như sau: Sắc bất ba đào dị nịch nhân (色不波濤易溺人 Cái sắc đẹp của phụ nữ, không phải là làn sóng nổi, nhưng dễ nhận chìm người).
Mùa hè đến, chắc rằng ai cũng có lần bị mắc mưa, nhưng mắc mưa trong hoàn cảnh trớ trêu” thì không biết có những ai. Tôi có ý thích dịch các câu đối nổi tiếng ra tiếng Việt, rồi mượn ý câu đối đó làm cặp luận cho bài thơ Đường luật:




Bài xướng:
Mắc mưa

Được ngày thong thả đến nhà em
Trời nổi cơn giông, gió sập rèm.
Cũng định ra về, e áo ướt
Đã toan từ giã, sợ người im.

Chùm xướng họa: VÔ ĐỀ



Bài xướng:
Vô đề

Màu pha lẫn lộn núi non bày
Điệp điệp trùng trùng cảnh khói mây.
Ngọn lá trầm thăng dòng nước bạc
Làn sương ẩn hiện nhánh mai gầy.
Nghiêng chiều vẫn nắng còn bung trải
Chửa tối nhưng trời đã khép vây.

Chùm xướng họa: AI CÓ BIẾT!?



Bài xướng:
Ai có biết!?

Vẫn là bến cũ vẫn sông xưa
Sao lại con đò kẻ khác đưa.
Cúi xuống thôi rồi vừa đổ lệ
Ngước lên lại cứ tưởng trời mưa.
Câu thơ bên gối thương chưa dứt
Chén rượu canh sương nhớ đã thừa.

Vui xướng họa



Dẫu rằng nắng dội với mưa sa
Xướng họa tình thơ giữ thuận hòa.
Anh ở trời Nam mai thắm nụ
Tôi từ đất Bắc lý bừng hoa...
Giao hòa ngôn ngữ chung lời nói
Bi đắp câu vần hợp tiếng ca.

Đón khách qua sông



Ánh nắng ban mai rọi cánh đào
Dòng sông lấp lánh tự ngàn sao.
Gặp em trên bến, lời đon đả
Đón khách qua sông, giọng ngọt ngào.
Nhẹ lướt thuyền hồng trên sóng bạc
Tung bay bọt trắng dưới trời cao.

Phận lỡ làng...!



Bỏ thiếp đơn côi thế hỡi chàng
Ngậm ngùi sớm tối nỗi buồn mang.
Con thơ ngày vắng sầu cô quạnh
Vợ góa canh thâu nhớ võ vàng.
Cứ tưởng duyên lành chung lối mộng
Đâu ngờ tình lỡ bước sang ngang.

Men chi...?



Chẳng biết men chi ngộ thế này!?
Ai thời nếm thử cũng mau say.
Nhìn anh lắp bắp tay run rẩy
Trông chị thẹn thùng mặt đỏ gay.
Mùi nóng yêu thương như tri dậy
Hương nồng quyến luyến tựa cao bay.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2019

Nhìn lại đời mình



Tháng năm vần chuyển cứ dần trôi
Bảy tám xuân qua lão thật rồi.
Sự nghiệp rời xa nào ngoảnh lại
Công danh đã khép chẳng màng soi.
Vần thơ vui thú cùng thi hội
Văn bút giao lưu với cuộc đời.