Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Mến luật Đường



Khắp chốn thi nhân mến luật Đường
Tao đàn hội ngộ sáng văn chương.
Khơi vần xướng họa gìn khuôn phép
Vẩy bút giao hòa trọng kỷ cương.
Ngữ nghĩa hanh thông lời nhuận sắc
Ngôn từ lưu loát ý thơm hương.

Vẫn bôn ba



Ngoại sáu mươi xuân, tuổi bảo già,
Chân thời cãi lại vẫn bôn ba.
Vào Nam ghé Bắc vui bè bạn,
Cháu nũng con trêu ấm cửa nhà.
Mấy bận nàng kêu ngày ẵm trẻ,
Đôi lần mẹ gọi tối chăm cha.

Dịu dàng thu



Em tới làm duyên nét dịu dàng
Khung trời xanh thẳm bước mùa sang.
Mây bay lơ lửng mưa dàn dụa
Sóng biếc lăn tăn nắng điệu đàng.
Bưởi chín đu đưa cam vàng ngọt
Thơm hồng bóng bẩy gió thênh thang.

Thu nhớ



Ngơ nhìn lá đổ giữa rừng thu
Đã thấy hoàng hôn trải mịt mù.
Mãi mộng hương chiều say giấc ngủ
Đang còn nhạc gió thoảng lời ru.
Đìu hiu lũ nhạn phương tìm trú
Bóng bẩy vàng anh giọng trỗi gù.

Chùm xướng họa: DUYÊN



Bài xướng:
Chở chút duyên

Từ ấy canh trường giấc chẳng yên
Anh nghe em thở tiếng ưu phiền.
Thềm hoa gió khẽ lùa song vắng
Lối phượng trăng thề xõa tóc nghiêng.
Thao thức vần thương hờn bút lạnh
Râm ran nỗi nhớ chạm niềm riêng.

Hội thơ Đường luật Việt Nam là tổ chức văn hóa – xã hội tự nguyện, một sân chơi trí tuệ, nhân văn

Diễn văn tại lễ k niệm 15 năm thành lập Hội thơ Đường luật Việt Nam ngày 30 tháng 6 năm 2920, do Nhà báo, Nhà thơ Kim Quốc Hoa trình bày.


Kính thưa các vị đại biểu, khách quý!
Cách đây 15 năm, đất nước trải qua ngót 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đồng thời trên mặt trận văn hóa chúng ta thực hiện Nghị quyết Trung ương V, Khóa VIII về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, cũng là thời điểm ra đời Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam”, nay là Hội Thơ Đường luật Việt Nam. Đó là một dấu mốc đặc biệt quan trọng cho những người yêu mến thơ Đường luật có một sân chơi tao nhã, trí tuệ, mang giá trị nhân văn đích thực.

Chùm xướng họa: VUI CÙNG BẠN THƠ



Bài xướng:
Mộng mơ hồn ngọc

Áo đỏ bên dòng quá mộng mơ
Hay chăng lữ khách dại tim khờ.
Hồ soi bóng nữ lồng khuôn cảnh
Nước rọi hình đồi ngự áng thơ.
Rộn rã chim ngân nồng khúc vọng
Du dương gió hát đượm câu chờ.

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Đôi bạn

Tặng anh Lưu Văn Bính ngày hội ngộ.



Cấp ủy – Bí Thư huyện một thời
Giữa lòng Tổ quốc, gặp mừng vui.
Bao năm đấu cật: buôn, làng, xã,…
Mấy độ chung lưng: ruộng, bãi, đồi,…
Đất Mẹ – Tân Kỳ xưa tác nghiệp
Vũng Tàu – Hà Nội buổi vui chơi.

Chùm xướng họa: THIỀN



Bài xướng:
Thiền

Bấy lâu tưởng đã đắc môn Thiền
Mắt nhắm nghe lòng vẻ khá yên.
Mấy bận toan buông trò bút giấy
Bao phen tính bỏ thú canh điền.
Mơ màng mốt đạt thời như Thánh
Chắc mẩm mai thành sẽ giống Tiên.

Khẩu Phật tâm xà



Xuống chó lên voi cũng bởi tiền
Tâm xà, khẩu Phật dễ quy tiên.
Quyền cao chức trọng đâu nào sướng.
Kế hiểm mưu sâu chả bõ phiền.
Lồng lộng lưới trời mong độn thổ
Thiên la địa võng muốn thăng thiên.

Xướng họa: TÌNH QUÊ



Bài xướng:
Quê tình hoài tưởng
Tặng bạn thơ Thuần Châu.

Bát ngát dừa xanh trải ngút ngàn
Quê tình hoài tưởng đất Tam Quan.
Anh – trai thời chiến vui đời lính
Em – gái làng quê đẹp tuổi vàng.
Ve áo nở mai – ngày hạnh ngộ
Khăn hồng thấm lệ – buổi ly tan.

Chùm xướng họa: THƠ ĐƯỜNG LUẬT



Bài xướng:
Bởi áng thơ Đường

Thơ Đường ngắn gọn thấm càng sâu
Năm sáu từ thôi cũng mệt đầu.
Bảy chữ trắc bằng... dàn ý trước
Tám câu niêm luật... soạn lời sau.
Dò xem đúng lỗi nhiều khi ngán
Tìm những bệnh sai lắm lúc rầu.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Xướng họa: CÕI VÔ THƯỜNG



Bài xướng:
Cõi vô thường

Trách chi con tạo mãi vần xoay
Định luật trôi theo chuỗi tháng ngày.
Khi khuyết khi đầy đâu thấu hiểu?
Nào sinh nào tử há tường hay?
Sao dời vật đổi tâm kiên định
Đất chuyển trời rung ý đảo lay.

Tâm tình



Quê cũ tấc lòng vẫn sắt son
Thời gian dẫu cạn nghĩa không mòn.
Xuân tàn hạ vãn hoa thường héo
Tháng lại ngày qua nguyệt chẳng tròn.
Cuộc thế hoài mong lòng thắc thỏm
Đường trần gắng gỏi nẻo chon von.

Lệnh với Cồng



Đã sinh ra Lệnh lại còn Cồng
Có nói một lời cũng bỏ không.
Tháng Hạ chang chang mà bảo lạnh
Ngày Thu hây hẩy nói vào đông.
Một lần mỗi tháng giao lương hết
Cả quý quanh năm nhận tiếng chồng.

Đợi



Tiễn người qua bến rạng hừng đông
Đắng nghẹn dài chan giọt lệ hồng.
Vời vợi sơn khê thương phủ kín
Xa xôi cách trở nhớ đầy đong.
Chạnh lòng đôi én tầng cao lượn
Xót phận một mình giữa khoảng không.

Chùm xướng họa: ĐỤN RƠM




Bài xướng:
Đụn rơm

Vốn dĩ nguyên là cái đụn rơm
Lòe thiên hạ để khối anh gờm.
Gầm ghè bạt vía cam lòi bạc
Dọa dẫm kinh hồn phải ói cơm.
Lúc dựa trời xanh còn hống hách
Khi châm lửa nỏ hết bờm xờm.

Thi bệnh

Bài viết có tính thống kê 20 lỗi bệnh trong thơ Đường luật cho dễ nhớ...



Thất niêm, thất luật, lạc gò vần
Thất đối, trùng từ, khổ độc than.
Điệp vận, hỏng bài thêm hiệp chưởng
Bình đầu, điệp điệu lại trùng âm.
Điệp thanh, thượng vĩ kia bàng nữu
Hạc tất, phong yêu,... lỗi cũng gần.

Mừng Đại hội đại biểu lần thứ III Hội thơ Đường luật Việt Nam thành công tốt đẹp



Nhắn người đi dự đại hội

Nhớ nhé... người về Đại hội Ba
Họp xong xin chớ có la cà.
Bao tin quan trọng cần phô lại
Những chuyện bên lề cứ kể ra.
Suôn sẻ chương trình là thắng lợi
Vụng về tiểu tiết liệu cho qua.

Đại hội đại biểu lần thứ III Hội thơ Đường luật Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã thành công tốt đẹp


Sáng nay 30 tháng 6 năm 2020, tại Nhà khách Bộ Quốc phòng, số 266 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội) Hội thơ Đường luật Việt Nam kỷ niệm 15 năm thành lập (2005 – 2020) đồng thời tổ chức Đại hội Đại biểu lần thứ 3, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Hơn 150 đại biểu đại diện cho 70 hội cơ sở tại các địa phương trong cả nước, cùng các đại biểu lãnh đạo các ngành, địa phương, Hà Nội và trung ương đã về dự.
       - Đại biểu Viện Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc: Ông Nguyễn Thế Việt, ông Nguyễn Thế Khoa...
- Ban Cố vấn: Giáo sư Nguyễn Đình Chú, Giáo sư Nguyễn Khắc Phi.
- Hội Nhà văn Việt Nam: Nhà thơ Bằng Việt, ông Hiển Sơn, ông Nguyễn Duy Đài.


Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường 15 năm xây dựng và trưởng thành với nhiều thuận lợi cùng những thử thách, phong trào sáng tác, bảo tồn và phát huy một dòng thơ cổ luật đã không ngừng phát triển trong cộng đồng. Từ một Câu lạc bộ Thơ Đường luật, đến Hội thơ Đường luật Việt Nam, trực thuộc Liên hiệp các tổ chức Unesco Việt Nam, sau Đại hội lần thứ 2 (2012) Hội thơ Đường luật Việt Nam trực thuộc Viện Nghiên cứu, Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc. Đến nay, trên phạm vi cả nước có 70 hội cơ sở với hơn 1400 hội viên chính thức và hàng trăm bạn thơ, cộng tác viên...
Tại Đại hội lần này, các đại biểu đã đóng góp ý kiến thảo luận dân chủ, công khai, chi tiết và biểu quyết thông qua: Báo cáo Tổng kết hoạt động của hội trong thời gian 2012 – 2020; Phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2020 – 2025; Điều lệ Hội thơ Đường luật Việt Nam (sửa đổi); Kế hoạch củng cố tổ chức, nhân sự và bầu cử Ban Chấp hành mới. Đại hội đã bầu 21 vị vào Ban Chấp hành Hội thơ Đường luật Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025 với cơ cấu dàn trải khắp các vùng miền trên cả nước. Ban Chấp hành Khóa 3 đã họp phiên đầu tiên bầu 9 vị vào Ban Thường vụ, Chủ tịch và 4 Phó Chủ tịch Hội, dự kiến phân công nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách của từng thành viên: ông Đinh Văn Quý, Chánh Văn phòng Hội; Phó Chủ tịch Nguyễn Đức Thụ, Trưởng Ban Biên tập; ông Đỗ Thành Hưng, Trưởng Ban Kiểm tra; ông Nguyễn Quang Chính, Trưởng Ban Thi đua Khen thưởng; ông Nguyễn Quang Khải, Trưởng Ban Phát triển hội viên. Nhà báo Kim Quốc Hoa với kết quả tín nhiệm cao đã được bầu lại làm Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam. Bầu 4 Phó Chủ tịch Hội gồm các nhà thơ: Nguyễn Đức Thụ, Nguyễn Xuân Lộc, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Sơn và Hồ Văn Chi. Kết quả bầu cử và văn kiện Đại hội sẽ được trình Viện Nghiên cứu, Bảo tồn & Phát huy Văn hóa Dân tộc phê chuẩn trong thời gian sớm nhất.
Đại biểu các địa phương về dự Đại hội đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng thiết thực trong công tác tiếp tục xây dựng Hội vững mạnh, rộng khắp. Trong một thời gian chuẩn bị không dài lắm, Ban Chấp hành Khóa 2 và Ban Tổ chức Đại hội đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức, tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp, hạn chế đến mức thấp nhất những thiếu sót không đáng có.

Tin & Ảnh: NHẬT MINH