Vợ
bảo phen này phải cắt râu
Vừa
nghe dạ đã cảm âu sầu.
Bao
mùa cậy hắn che vừa miệng
Mấy
bận nhờ mi úp vẹn bầu.
Có
nỡ lòng chi bà bảo vặt
Không
màng tiếng thị lão xin tâu:
Em
ơi! Nhẵn thín ra đường sợ...
Mấy chị yêu thơ lại bắt... mầu...
Vợ
bảo phen này phải cắt râu
Vừa
nghe dạ đã cảm âu sầu.
Bao
mùa cậy hắn che vừa miệng
Mấy
bận nhờ mi úp vẹn bầu.
Có
nỡ lòng chi bà bảo vặt
Không
màng tiếng thị lão xin tâu:
Em
ơi! Nhẵn thín ra đường sợ...
Mấy chị yêu thơ lại bắt... mầu...
Phú
Thọ yên bình đẹp gấm hoa
Về
đây Long Cốc thoảng hương trà.
Quê
Bầm thơm thảo tay người hái
Đất
Tổ dịu dàng ánh mắt pha.
Nhắn
nhủ dãi dầu thêm náo nức
Chở
che bẽn lẽn chớ la đà…
Người
ơi! Hát mãi làn Xoan, Ghẹo
Phú Thọ yên bình đẹp gấm hoa.
Cùng
ngắm hoàng hôn thỏa
mộng chiều
Ngân
đàn thưởng nguyệt ái bồng phiêu.
Xuân
hồng sánh nhịp khơi ngàn cảnh
Tuổi
hạc cùng vun ước một điều…
Thiền
tịnh tiêu sầu vơi quạnh khổ
Nguyện
cầu giải muội bớt cô liêu.
Trừ
tai tăng phước tròn viên mãn
Vô trụ cát tường đỉnh Tuệ siêu...
Làm
người phải mạnh mẽ oai phong
Vứt
bỏ sầu bi sống nhẹ
lòng...
Tự
tại, an nhiên còn chập chững
Thanh nhàn, nhã nhặn cứ thong dong.
Cuộc đời mấy nỗi soi hoàn hảo
Phận số tày gang nổi bềnh bồng.
Rốt
cuộc cũng về nơi chín suối
Tâm lành tích thiện mãn trời đông.
Nhân Tết Trung Thu dịch bài thơ của Đỗ Lệnh Do.
- Tác giả: Đỗ Lệnh Do 杜 令 由 (? – ?), quan chức triều Nguyễn, người làng
Nhân Mục,
tổng Khương Đình,
huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tác phẩm: Đỗ Lệnh
Do thi tập 杜令由詩 集 (gồm 60 bài thơ của quan Đỗ Lệnh Do vịnh
thắng cảnh Thăng Long, được soạn vào dịp tác giả giữ chức quan Hình ngục ở
đây).
- Hà Khẩu: Phường Kiên Nghĩa – Hà Khẩu, tổng Tả Túc, huyên Thọ Xương, Thăng Long xưa, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thế
hệ tương lai đáng tự hào
Đức
tài năng luyện sáng ngời sao.
Vượt
qua thử thách lời hùng biện
Hiển đạt thang mây rẽ lối vào.
Hưởng ứng cuộc vận động “Về với thủ đô gió ngàn”:
Thủ
phủ Thái Nguyên lộng gió ngàn
Trùng
trùng điệp điệp núi sương tan.
Nương
chè xanh biếc đồi hoa nở
Ruộng
lúa vàng ươm vạt nắng tràn.
Nhớ
lắm Tân Cương tình mãi quyện
Thương nhiều Định Hóa nghĩa còn đan.
Về
đây thành phố nền công nghiệp
Nhịp máy ầm vang vọng tiếng đàn.
(Khoán thủ; Điệp từ)
“Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
(“Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Bài
xướng:
Tài Đức song toàn
Chữ
Đức người hiền dạy chúng ta
Tâm
trong Tuệ sáng mãi như là…
Kia
toàn lang sói
hùng danh mã
Mới
cả vong hồn hão tướng ma.
Bằng
tậu chức... trăm luồng chín bã
Ba hồn bảy vía... vận qua phà.
Chữ Tài khéo họa vần Tai đã...
Tài Đức song toàn mới được nha...!
Trải
lòng ôm ấp cội
Từ Bi
Bả Lợi mồi Danh phỏng ích gì...!?
Tịch tĩnh... vời yêu miền hỷ ngộ
Tham thiền... trút bỏ nỗi sân si.
Xuôi về nẻo giác đừng nên tại...
Gói trọn vần thơ cũng bởi vì...
Xả nghiệp rèn Tâm – Tâm hé mở
Bụi đường oán hận... gió bay đi.
Về
thăm Việt Bắc tuyệt không ngờ
Hùng
vĩ núi rừng đẹp tưởng mơ...
Trùng
điệp ngút ngàn xanh sắclụa
Bao
la lồng lộng thắm màu cờ.
Những
mùa lễ hội người mê mẩn
Nhiều
điểm danh lam khách ngẩn ngơ.
Dũng
cảm địa đầu “nôi cách mạng”
Tự hào vùng đất rạng tình thơ.
Bài
xướng:
Thơ chùa
Thơ
chùa chiết xuất rặt mùi chao
Tứ
vụng lời thô... ngẫm
thế nào!?
Chấp
bút, thầm mơ hồn bút lộng
Khơi
lòng, khẽ ước tiếng lòng xao.
Vay
trang mộng, dệt vần tha thiết
Cậy
nốt duyên, ru khúc ngọt ngào.
Vẫn
muốn giao lưu cùng bạn hữu
Chương từ lạc cách biết làm sao?!
Lộng
lẫy như ngàn sợi óng tơ
Vầng
đan quyện nước khỏa sông mờ.
Vì
con sóng bạc lùa trăng vỡ
Để
giữa đêm huyền lạc chốn mơ.
Mỏi
vọng thuyền xưa hoài náu bãi
Mềm
say bóng lẻ mãi nương bờ.
Thu
tàn chuyển tiết đông về ngõ
Lá đỏ rơi đầy dạ bỗng ngơ...
Đêm
rằm trống nhạc trỗi rền vang
Lễ
hội phường thôn đến bản làng.
Dõi
phút chờ nhau vào điệu nhảy
Trông
giờ đợi nhóm thả đèn giăng.
Sân
nhà lũ trẻ đều nhanh nhẹn
Ngõ
xóm đàn em cứ rộn ràng.
Đủ
mọi thành viên về phá cỗ
Vui nào bữa tiệc đón cùng trăng.
Cơn
lốc thời gian diễn lắm trò
Khi
tràn giông bão nắng mưa lo...
Tấm
thân chẳng đọ trơ con nước
Cái
chí không nên tủi phận cò.
Ngoảnh
lại hồn đau tan mộng gửi
Nhìn
theo giọt đắng nhạt tình cho.
Những
toan trở gánh mùa hoa lạ
Hay tiếp màn sau cuộc hẹn hò...
Kỷ niệm 255 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất danh nhân văn hóa thế giới, đại thi hào Nguyễn Du.
Hai
trăm năm... vắng
bóng, Người ơi...
Kiệt
tác “...Thanh Tân” cảm đất
trời.
Xót
phận hồng nhan sầu kiếp đợi
Thương
đời bạc phước nẫu thân
khơi.
Bụi
trần rũ sạch duyên lành tới
Nghiệp chướng gột trong phúc toại mời.
Danh
“đại thi hào”
lưu mãi bởi...
“Cảo thơm lần giở” đến muôn đời...
Cuội
đành mang tiếng nói lăng nhăng
Cuội
ở gốc đa với chị Hằng.
Cuội
sáng chăn trâu ngồi thổi sáo
Cuội
chiều cắt cỏ đứng trông trăng.
Cuội
sướng – nhiều người kêu tiếng chú
Cuội
cay – lắm kẻ gọi từ thằng.
Cuội
luôn cố gắng mà không được
Cuội đành mang tiếng nói lăng nhăng.
Hưởng ứng cuộc vận
động “Viết về Thủ Đô gió ngàn”
Thái
Nguyên đã tới khó mà xa
Đẹp
mối duyên xưa ấm vị trà...
Non
Cốc sông Công lưu sách sử
Núi
Hồng Yên Lãng dệt tình ca.
Phượng
Hoàng hang nhũ lung linh sáng
Mai
Miếu hồ trong ánh ngọc ngà
Sừng
sững đỉnh thiêng Văn với Võ
Tháng Giêng mồng Bốn lễ dâng hoa.
Hưởng ứng cuộc
vận động “Viết
về Thủ Đô gió ngàn”
Việt
Bắc – Thái Nguyên chốn thị thành
Nơi
miền sơn cước đến cùng anh.
Rừng
xanh rẫy lúa càng tươi tốt
Ngọn
núi dòng sông cũng mát lành.
Bỡ
ngỡ nơi đây đà tiến mạnh
Nào
ngờ chốn ấy đã lên nhanh.
Chiến
khu ngày trước về thăm lại
Đẹp lắm mùa ban nở trắng cành.
(Vịnh Kiều)
Tài
sắc nổi danh được một thì
Xướng
ca đàn hát giỏi cầm thi.
Tao
nhân ngưỡng mộ vui tìm đến
Mặc
khách trầm trồ thú chẳng đi.
Trâm
gẫy hồng nhan đành đoản mệnh
Bình
rơi tài tử chịu
sầu bi.
Sống
làm vợ khắp người thiên hạ
Thác xuống không chồng xót Đạm Nhi...
Nhân ngày giỗ lần thứ 200 đại thi hào Nguyễn Du (10-8 Canh Tý)
Trập trùng
núi vọng những chơi vơi
Chín
chín ngọn trông
giữa đất trời.
Hồng
Lĩnh nàng ngâm vần diệu vợi
Truyện Kiều mệ hát điệu “ầu ơi...!”
Suối đàn hậu thế còn ca ngợi
Cốc tịnh Tiên Điền vẫn thức mời.
Dẫu biết vài trăm năm chẳng mới
Sông Lam đọng “đáy nước in trời”!