Tìm kiếm Blog này

Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phạm Văn Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2021

Chùm xướng họa: HẠNH PHÚC TUỔI GIÀ

Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc 20-3.

  

Bài xướng:

Hạnh phúc tuổi già

 

Tự tại an nhiên lúc tuổi già

Chăm vườn tỉa lá với trồng hoa.

Làm thơ thấm đẫm tình nhân ái

Viết sách tràn đầy lẽ vị tha.

Hiệp lực bà con vui vẻ xóm

Đồng tâm họ mạc ấm êm nhà.

Xa gần bạn hữu cùng trao gửi

Hạnh phúc đâu bằng của chúng ta.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2021

Tân xuân khai bút

(Khoán thủ)

Chúc mừng tân xuân thi nhân khai bút.”

 

Chúc hội thơ mình đẹp, quý, sang

Mừng nhau sức viết thật cường, khang

Tân từ, tân ý long lanh sáng

Xuân tứ, xuân thanh lấp lánh vàng.

Thi hứng ngập tràn dâng khắp nẻo

Nhân văn đầy ắp trải dầy trang.

Khai tâm, khai trí, khai tình nghĩa

Bút pháp để đời vọng tiếng vang.

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2021

Chúc mừng Năm mới

 

Chúc cả bầu trời tràn sắc nắng

Chúc toàn mặt đất ngập màu hoa.

Chúc Xuân hạnh phúc vào từng ngõ

Chúc Tết an vui đến mỗi nhà.

Chúc ý thi nhân hòa điệu nhạc

Chúc hồn nghệ sĩ quyện lời ca.

Chúc tình bè bạn luôn đằm thắm

Chúc nghĩa anh em mãi đậm đà.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2021

Đất nước ngày nay

Tại Đại hội lần thứ 13 của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như này nay”. Phấn khởi, tụ hào, tôi làm bài thơ này...

 

Ngày nay đất nước đẹp như thơ

Có Đảng tiền phong phất ngọn cờ.

Chín mốt mùa Xuân nâng vị thế

Mười ba Đại hội dựng cơ đồ.

“Dân giàu, nước mạnh” thêu kỳ vọng

“Dân chủ, công bằng” dệt ước mơ.

Quốc tế ngợi ca tầm uy tín

Có nguồn tiềm lực tự bao giờ.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Vào quán thơ

 

Vào quán thơ em thắm nụ cười

Nặng lòng cô chủ má hồng tươi.

Trà thơm Lục bát tay tiên rót

Rượu quý Đường thi mắt ngọc mời.

Đắm đuối tao nhân bừng tứ nảy

Mơ màng mặc khách rộn vần khơi.

Giao lưu rộng mở tâm hồn đẹp

Tô điểm vườn thơ sắc rạng ngời.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

Chùm xướng họa: TIẾNG THẦY

Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

 

Bài xướng:

Tiếng Thầy

 

Vẫn thấy trong nguyên một tiếng Thầy

Bên trò bên bạn nói gì đây.

Kia nhành phượng đỏ khoe màu nắng

Đây bóng sân trường rợp sắc mây.

Bước tới vườn xanh hoa nở rộ

Tìm vào bục giảng phấn rơi đầy.

Bâng khuâng giáo án còn nguyên nếp

Ríu rít nghe như tiếng gọi bầy.

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Người lính

Kỷ niệm 55 năm ngày nhập ngũ (15-11-1965 – 15-11-2020)

 

Giặc đến, bút nghiên để lại trường

Bao nhiêu hoài bão gửi quê hương.

Nặng tình đất nước, ra tiền tuyến

Sâu nghĩa gia đình, biệt hậu phương.

Muốn giữ hòa bình nên chiến đấu

Phải ngăn tội ác để yêu thương.

Giặc tan, lại trở về xây dựng

Người lính cả đời sáng tấm gương.

Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020

Để lại

(Tung hoành trục khoán)

Người đi một nửa hồn tôi mất

Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ...”

(“Những giọt lệ” Hàn Mạc Tử)


 

Người ở nơi xa cách bến bờ

Đi hoài để lại những đêm mơ.

Một thân một bóng bồn chồn ngóng

Nửa chiếu nửa chăn thấp thỏm chờ.

Hồn vẫn phiêu diêu cùng điệu nhạc

Tôi thành lạc lõng với vần thơ.

Mất rồi những cảnh vui đàm đạo

Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ...

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Đèn Thu Hà Khẩu

Nhân Tết Trung Thu dịch bài thơ của Đỗ Lệnh Do. 

 

- Tác giả: Đỗ Lệnh Do (? – ?), quan chức triều Nguyễn, người làng Nhân Mục, tổng Khương Đình, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Tác phẩm: Đỗ Lệnh Do thi tập 杜令由詩 (gồm 60 bài thơ của quan Đỗ Lệnh Do vịnh thắng cảnh Thăng Long, được soạn vào dịp tác giả giữ chức quan Hình ngục ở đây).

- Hà Khẩu: Phường Kiên Nghĩa – Hà Khẩu, tổng Tả Túc, huyên Thọ Xương, Thăng Long xưa, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2020

Chùm xướng họa: MƯA NGÂU

Nhân ngày Ông Ngâu bà Ngâu 7 tháng 7 âm lịch.



Bài xướng:
Mưa Ngâu

Thiên đình Ngưu – Chức khóc thành Ngâu
Hạ giới vì sao vẫn lắm sầu...?
Trái đất vo tròn trong bốn biển
Loài người tỏa rộng khắp năm châu.
Bước đi nhung nhớ chân chồn mỏi
Ở lại mong chờ dạ nhói đau.

Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Xướng họa: NGÂU SỚM



Bài xướng:
Ngâu sớm

Năm nay sao sớm đến mùa ngâu?
Sùi sụt mưa tuôn, đất nhuốm sầu.
Có phải người đi mang ánh nắng
Hay là kẻ ở rớt dòng châu.
Ngậm ngùi cất bước bao day dứt
Nức nở dõi theo bấy đớn đau.

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020

Ngắm trăng



Trăng vàng tắm mát giữa trùng khơi
Gió thổi vi vu cảnh tuyệt vời.
Dáng ngọc bồng bềnh trên sóng biển
Nét xuân thấp thoáng giữa mây trời.
Hương hoa dịu ngọt êm đềm tỏa
Thời khắc yên bình lặng lẽ trôi.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Xướng họa: CẢNH GIÀ



Bài xướng:
Cảnh già

Thời gian rảnh rỗi để cho thơ
Những sự phù du đã xóa mờ.
Ý, tứ sâu xa như chợt đến
Luật, niêm rắc rối lại đang chờ.
Giao lưu đắc ý từng câu chữ
Kết bạn hài lòng những mối tơ.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Giàu...

Mừng sinh nhật bác Phạm Văn Dương tròn tuổi 75.



Bác Dương nghiệp toán thích hòa thơ
Lính cựu nửa đời vẫn mộng mơ...
Gian khổ một thời tâm mãi sáng
Khó khăn mấy bận trí không mờ.
Giữ lành sau trước ưa nhường nhịn
Nối vận xưa nay chẳng hững hờ.

Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020

Gió...



Gió thổi lúa non mượt cánh đồng
Gió đưa buồm trắng lướt dòng sông.
Gió vi vu hát bừng trăng tỏ
Gió khúc khích reo tỏa bóng lồng.
Gió mát hương sen chào sáng hạ
Gió nồng mùi rạ đón đêm đông.

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2020

Chùm xướng họa: ĐÊM KHUYA



Bài xướng:
Đêm khuya

Ngoài song lãng đãng bụi sương mờ
Trằn trọc chưa tròn vẹn giấc mơ.
Gió thổi gợi tình gây cảm hứng
Trăng vào thúc giục nẩy hồn thơ.
Ngập ngừng muốn ngỏ vài vần điệu
Vương vấn tỏ bầy một khúc tơ.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2020

Người xưa xướng họa thơ Đường luật

Mặc dù các thể loại thơ đều có lối chơi xướng họa, nhưng xướng họa thơ Đường luật nổi tiếng hơn cả (và cũng có thể từ việc người xưa xướng họa thơ Đường luật mà về sau nhiều người đem áp dụng các lối chơi tương tự cho các thể thơ khác).
Từ thời đời Đường, đời Tống bên Trung Quốc, đời Trần, đời Lê ở nước ta đến ngày nay đã có biết bao nhiêu nhà thơ xướng họa cùng nhau.


Có lẽ trong lịch sử nước ta, việc xướng họa thơ Đường luật nổi tiếng nhất vào thời Lê sơ với vai trò trung tâm của Vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497). Trong 38 năm tại vị (1460 – 1497), Lê Thánh Tông đã nhiều lần thực hiện xướng họa với các hoàng tử và bề tôi thân cận quanh mình. Kết quả những cuộc xướng họa đó lưu lại thành 12 tập thơ và một bộ tùng thư là Thiên Nam dư hạ. Ví dụ:

Thứ Sáu, 22 tháng 5, 2020

Mừng gặp mặt nhóm tình đồng tộc Họ Phạm



Mừng các cụ quên hết tuổi già
Giao lưu bè bạn khắp gần xa.
Xuân về ấm áp tình đồng tộc
Hạ đến thân thương nghĩa một nhà.
Sức khỏe dẻo dai sâu bền gốc
Tinh thần sảng khoái thắm tươi hoa.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Giãi bày



Số trời đã bắt phải làm thơ
Vì lắm suy tư chẳng thể mờ.
Thế sự ngổn ngang bao ý tưởng
Nhân tình bề bộn những điều mơ.
Tâm hồn muốn trải người trông đợi
Tri thức mong trao bạn ngóng chờ.

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2020

Đường Kách Mệnh

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh Bác Hồ (19/5/1890 – 19/5/2020)



Nỗi đau mất nước nặng bên lòng
Vượt biển tìm đường cứu núi sông.
Thức tỉnh toàn dân cùng ý hợp
Dựng xây tổ chức vững tâm đồng.
Thực dân đánh đuổi giành no ấm
Phong kiến lật nhào xóa bất công.